Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2022

Cây Kiến Thức & nguồn gốc của Khổ đau

Hình ảnh
"Tôi biết rồi" là con đầu lòng của Vô Minh, tức tâm mê mờ, không thấy đường; "Tôi chưa biết" là mẹ của Minh, tức trí tuệ sáng suốt. Trong truyền thuyết sáng tạo thế giới của dân Do Thái (*) có tả một khu vườn trên Thiên đàng, gọi là "Vườn Eden" (nghĩa là vườn "màu mỡ, thoải mái"), nơi đức Chúa Trời (đấng Tạo Hóa) đã tạo ra để cho ông Adam (cha loài người) và bà Eva (mẹ loài người) sống một cuộc sống hạnh phúc thoải mái. Ở đó có chim thú để làm bạn với 2 người, có nước sông để tưới cây và cho 2 người uống mát, có trái cây ngon để 2 người ăn thoải mái... chỉ trừ một cây ở giữa vườn là "chớ có ăn trái của Cây Biết Điều Thiện và Điều Ác, vì nếu ăn vào thì ngươi chắc chắn phải chết!" Nhưng vì nghe lời dụ dỗ của con rắn độc xảo trá rằng "hai ngươi sẽ chẳng chết đâu, ăn trái cây đó vào thì mắt mình sẽ mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác", mà Eva đã ăn và đưa cho Adam cùng ăn. Thế là ăn xong thì mắt 2 ngườ

3 chặng đúng-sai

Hình ảnh
Có người cho rằng đúng-sai là phải tuyệt đối, "đúng" là đúng "sai" là sai không thể nhập nhằng được. Có kẻ lại bảo đúng-sai chỉ có thể là tương đối, "đúng" với người này mà "sai" với người kia, "đúng" trong hoàn cảnh này mà "sai" trong hoàn cảnh khác, v.v. Thấy bà con tranh luận đúng-sai loạn quá, mấy ông đạo lại đề ra chữ "không" tức "chẳng đúng chẳng sai" để phá cái chấp vào 2 thái cực đó. Nhưng đa phần người ta lại chẳng phá được chấp mà còn lấy chữ "không" đó làm một thái cực khác để bám chấp vào, cho rằng mọi thứ đều " không chứ chẳng có !", tức là hiểu theo nghĩa nhị nguyên, tức cái "không" đối lập với cái "có". Cái "chấp không" này còn nguy hiểm hơn "chấp có", bởi nó làm cho đầu óc điên đảo, hành xử loạn xạ, cuộc sống mất định hướng. Ấy thế mà có luận sư bên xứ Ấn (Long Thọ) còn muốn phá cả "chấp có" lẫn "chấp không"

Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa

Hình ảnh
Tục ngữ có câu " Trăng quầng thì hạn(cạn), trăng tán thì mưa ", nhưng thế nào là "quầng" và thế nào là "tán"? Mời bạn đoán thử qua 2 hình bên dưới xem sao trước khi đọc tiếp nhé 😉. A B Theo nghĩa thông thường thì "quầng" là cái vành bao quanh, như "mắt thâm quầng", và "tán" là cái đĩa chụp lên, như "tán lá cây". Vì lý do này mà từ nhiều báo chí cho tới tài liệu giáo khoa như giáo trình Khí Hậu Và Khí Tượng Đại Cương (trang 115) gọi "quầng" là cái vòng sáng lớn cách xa Mặt Trăng (hay Mặt Trời) như ở hình B (tiếng Anh: halo), và gọi "tán" là cái đĩa sáng nhiều màu lan ra từ Mặt Trăng như ở hình A (tiếng Anh: corona). Nhưng cả các định nghĩa trong từ điển lẫn khi xét về nghĩa theo câu tục ngữ của dân tộc Kinh (đối chiếu với của các dân tộc khác và với kiến thức khoa học khí tượng) thì lại hoàn toàn ngược lại!!! 😮 Định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt: (các từ điển mình tra đều thố

“Nháy kép” hay «ngoặc kép», ‘nháy đơn’ hay (ngoặc đơn)?!

Hình ảnh
Hồi nhỏ mình cứ thắc mắc sao dấu "ngoặc kép" dùng để trích dẫn “...” không giống dấu ngoặc, mà dấu "ngoặc đơn" dùng để chú thích (...) thì lại hoàn toàn khác. Sau này mình thấy cách gọi "nháy kép" cho “...”, "nháy đơn" cho ‘...’, và "ngoặc tròn" cho (...) là hợp lý hơn, nhưng vẫn chưa thể giải thích được tại sao chúng lại có những cái tên "tréo ngoe" như vậy. Mãi đến khi mình lục sách cũ trong nhà ra, thấy có một cuốn sách ngày xưa xài dấu "ngoặc kép" như thế này «...» thì mình mới vỡ lẽ " À! thì ra là tàn dư của lịch sử 😄 " Thế nên mình đã quyết định dùng những tên gọi sau: “Nháy kép”, ‘nháy đơn’ : dấu để trích dẫn hiện đại, theo kiểu Anh-Mỹ «Ngoặc kép» : dấu để trích dẫn cũ, theo kiểu Pháp ( guillemet ) (Ngoặc tròn), [ngoặc vuông], {ngoặc móc}, ⟨ngoặc nhọn⟩ : các dấu ngoặc khác nhau được dùng trong toán học. Còn trong văn học thì chỉ dùng dấu (ngoặc) này nên chỉ cần gọi "ngoặc" chứ

Bộ máy thân tâm "Ngũ Uẩn"

Hình ảnh

Con Ukhoatpklà 😃

Hình ảnh
Ha ha, trí óc của con người thật vô biên, không có gì là không thể ở đó: có cái thực có cái không thực, có cái đúng có cái sai, và có cả những cái có thể (trí óc đó chấp nhận) lẫn những cái không thể (bản thân trí óc đó từ chối). Đây là một mẫu tự thoại của trí óc: - Con Ukhoatpklà [Ư-kkhoa-t(ờ)-p(ờ)-c(ờ)-là] có tồn tại không? - Không, nó không thể tồn tại! - Không tồn tại thì sao có thể nói về nó được?! Nó có tên, có hình dáng, có hành động, có cảm xúc, sao gọi là "không tồn tại"?! - Tất cả những cái đó đều do người ta tưởng tượng ra mà! - Không, mình không nghĩ vậy! Người ta phải "thấy" ở đâu đó thì mới có thể vẽ tại, mô tả chi cụ thể, chi tiết đến vậy được! - Tầm bậy! Nếu nó tồn tại thật thì đã không có chuyện mỗi người vẽ ra một hình dáng khác nhau, mô tả về hành động và tính cách của nó khác nhau rồi. - Nó là con quái vật biết biến hình mà! Còn hành động và tính cách thì ngay con người mình cũng thể hiện khác nhau tuỳ vào đối tượng tiếp xúc đó thôi

Con ngươi, đồng tử, pupil

Hình ảnh
- Mày nhìn vô con ngươi tao xem có thấy con chó trong đó không?! - Tao thấy đen thui chứ có gì đâu! - Mày ko thấy ảnh phản chiếu à?! - Ờ thấy rồi, tao thấy tao trong đó... Ahhh, mày đang trêu ngươi tao à?! - Ha ha, thì ta nói " ngươi là con chó" đó, tại ngươi không nhận ra hình ảnh của chính mình! Con người thì phải nhận ra ảnh của mình trong gương chứ! 😜 Nhìn từ ngoài vào thì mắt người có tròng trắng và tròng đen, ở giữa tròng đen có một lỗ tròn gọi là "con ngươi" nghe sao giống "con người" quá, tiếng Anh gọi là "pupil" sao lại cũng có nghĩa là "học sinh", chữ Hán gọi là "đồng tử" sao cũng có nghĩa là "đứa trẻ", ...?!? Có vẻ như những tên gọi đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên (đồng âm dị nghĩa) mà xuất phát từ một hiện tượng chung: Người đối diện nhìn vào mắt mình thì thấy ảnh phản chiếu của người đó trong mắt mình . Trong tiếng Việt thì có 2 cặp đại từ nhân xưng tương đương với

Trí tuệ = Thái độ HỎI (ASK) Vô ngã

Hình ảnh
Muốn biết thông tin hay kiến thức thì ta phải hỏi (tìm hiểu, nghiên cứu cũng là một cách hỏi); nhưng hỏi như thế nào để được câu trả lời xác đáng (mà không bị từ chối, hoặc bị chửi chẳng hạn) thì đó cũng là một kỹ năng ; và quan trọng nhứt chính là ở thái độ hỏi . Đa số người lớn chúng ta trong đời hay thốt ra nhiều câu hỏi nhưng không thực sự muốn hỏi mà chỉ muốn thể hiện ý bất bình của mình ( câu hỏi tu từ ) kiểu như "sao nó có thể làm như vậy được?!!" Đó là thái độ "biết rồi", thái độ "cái tui/tao nghĩ là đúng" . Ngay cả khi ta muốn hỏi thì ngầm bên trong vẫn luôn có những thái độ khó chịu và ít nhiều không chấp nhận rằng "mình không biết". Chính cái cảm giác rằng mình đã biết hết mọi thứ rồi đó đã khiến đa phần người lớn chúng ta tự đánh mất khả năng học hỏi những điều sâu sắc hơn. ASK (Hỏi) = A ttitude (Thái độ) - S kill (Kỹ năng) - K nowledge (Kiến thức) Có một câu cách ngôn phương Tây nói rằng " Không phải tài nă

Người Kogi và lời cảnh báo cho thế giới hiện đại

Hình ảnh
“Người Kogi không xem chúng ta như những ‘kẻ ngủ mê’ như các đạo ở Ấn Độ và ở châu Á hay nói. Người Kogi xem chúng ta như những... ‘xác chết biết đi’!” – Drunvalo Melchizedek Từ hồi tập tỉnh giác, mình mới thấy “hồi đó giờ mình toàn mộng du!” Nhưng không ngờ người Kogi còn cao tay hơn nữa... thấy đa số con người hiện đại chỉ là những zombie (xác chết biết đi). (“Kogi” đọc là “cô-ghi”.) Sở dĩ họ xem thường chúng ta như vậy vì cả một dân tộc của họ đều sống ở tầng cao, cả về mặt địa lý (trên núi cao) lẫn về mặt tâm lý (ý thức cao). Mục tiêu sống của họ không phải là để làm việc, để kiếm tiền, hay để hưởng lạc mà để hoà hợp, hoà hợp với nhau, hoà hợp với thiên nhiên, và hoà hợp với Vũ Trụ. Làm nông nghiệp tự nhiên bằng cách trồng cây lương thực ngay trong rừng, cùng với các cây cối hoang dã khác; Thuận theo tự nhiên, không chống lại nó: Trồng những cây khác nhau ở những môi trường khác nhau; Quan điểm toàn thể, tức “con người chỉ là một bộ phận của thiên nhiên”: Con

Cảm ơn mọi người!

Hình ảnh
“Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người!” “Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời?!” – Hoài An Không “nếu” cũng chẳng đợi tới lúc “chỉ còn 1 ngày để sống”, mình luôn xin được cảm ơn mọi người bằng tất cả những gì mình có thể. Đó là một tâm nguyện của mình mà tự lâu rồi khó lòng nói ra được. Số là có nhiều lúc đạp xe giữa đường, mình chợt nhận ra một điều gì đó thú vị, hay bỗng có một cảm xúc vui sướng nào đó trổi lên, tưởng chừng như “vô duyên vô cớ” nhưng dòm kỹ lại thì thấy chúng bắt nguồn từ biết bao nhiêu người, bao nhiêu sự kiện quanh ta. Liền ngay lúc đó, mình muốn nói lời cảm ơn tới tất cả mọi người. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, trừ những người bạn thân có thể hiểu rõ mình ra, mình thấy khó mà cảm ơn người khác sao cho họ hiểu đúng lời cảm ơn của mình được. Cảm ơn người lạ thì họ bảo mình “điên”, cảm ơn người quen biết sơ sơ thì họ bảo mình “khách sáo”, cảm ơn người ghét mình thì họ nghĩ mình muốn “chọc tức” họ,... Nói chung là khó mà diễn tả được cái lý

Chỉ một chữ "Thương"

Hình ảnh
"3 thế kỷ một đời người" Tuổi Trẻ Online [tuoitre.vn] Đời cụ nhìn lại lúc nhỏ thì cố học, lúc trẻ thì cố làm, về già lại muốn có một cái gì đó để lại. “Nhưng rồi cuối cùng ta cũng chả để lại được cái gì đâu!”. Lần đầu, trong di chúc của mình cụ để lại cho cháu con tài sản dành dụm cả đời. Lần hai, khi tuổi đã quá già, cụ để lại những lẽ sống ở đời: cách đối xử với vợ con, anh em, hàng xóm, với quê hương, sông núi. [ ... ] Cuối cùng cụ gạt tất cả, chỉ để lại duy nhất một chữ “THƯƠNG” trong di chúc cuối cùng. Cái chữ mà cụ đã sống với nó qua ba thế kỷ mới “ngộ” ra. Người ta chỉ cần có một chữ “thương” trong lòng là đã đủ để đứng thẳng mà làm người... “Mấy ông bác sĩ cứ đến hỏi ta có bí quyết gì mà sống thọ dữ vậy? Rồi họ săm soi mãi cái chuyện ta ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ ra sao. Ta nói rằng ta cũng như mọi người bình thường thôi. Đói thì ăn, khát thì uống. Phận người dài bao nhiêu mà thèm khát nhiều hay kiêng cữ làm chi cho mắc khổ. Chỉ có điều ta chọn chữ thương, khôn

Người Ả Rập không dùng "chữ số Ả Rập" (0, 1, 2, 3, ...)

Hình ảnh
Cũng như Ấn Độ Dương không phải là đại dương của người Ấn Độ, "biển Nam Trung Hoa" (South China sea, biển Đông VN) không phải là của người Trung Quốc, hay như định lý Pythagore (a 2 + b 2 = c 2 ) không phải do Pythagoras tìm ra và chứng minh đầu tiên, hay như bài toán Tháp Hà Nội ( Tower of Hanoi ) không phải được đề ra bởi người Hà Nội hay đề ra ở Hà Nội, bộ 10 " chữ số Ả Rập " (0, 1, 2, ..., 9) không phải được người Ả Rập đề ra và cũng không được sử dụng trong thế giới Ả Rập một cách phổ biến. Hiện tượng "đặt tên lộn" này được gọi là " luật Stigler " (bản thân luật này được nêu ra đầu tiên bởi Robert K. Merton). Bây giờ ta truy ngược lịch sử của bộ chữ số này từ hiện đại quay về cổ đại nhé: (Viết tắt: "TK" = "thế kỷ", "TCN" = "trước công nguyên") 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 [10] " chữ số (Tây) Ả Rập " (của châu Âu) ٠ ١ ٢ ٣ ٤ ٥ ٦ ٧ ٨ ٩ [١٠] " chữ số Đông Ả Rập " (củ

Life Review, Ôn lại Cuộc đời

Hình ảnh
Cuối mỗi ngày chúng ta được ôn lại trong những giấc mơ (đêm nào ai cũng mơ vài lần nhưng ta ko biết đến mà thôi). Cuối mỗi đời chúng ta đều được ôn lại cả đời, gọi là "life review" trong kinh nghiệm cận tử (NDE), hay "cuộc phán xét cuối cùng" trong tôn giáo cũng như trong truyền thuyết dân gian về "phán quan lật sổ sinh tử". Qua kinh nghiệm tâm hành thì mình cũng chứng thực điều này rồi, nhưng thấy nó còn xa vời đối với đại chúng quá nên đó giờ chỉ share riêng với người có duyên thôi. Hôm nay thấy bên Tây người ta đã đo đc hiện tượng này qua scan não luôn rồi, nên mình share public ở đây: Không giống như nhiều người nghĩ và muốn rằng khi ôn lại mình toàn thấy những chuyện vui thích (như đoạn cuối clip video dưới cũng nói vậy), theo kinh nghiệm tâm hành của mình và nhiều người khác thì việc ôn lại đó được thực hiện một cách khách quan hơn nhiều, bởi một "đấng bề trên" (phán quan, Chúa trời, luật nhân quả): Những gì trong đời mình đã quá h

Vô vi, tánh Không, trống rỗng, vacantness

Hình ảnh
無為非不為,無為而無不為。 Vô vi phi bất vi, vô vi nhi vô bất vi. Làm "Không" chẳng phải là không làm, làm "Không" mà chẳng có việc chi là không làm. Triết lý Vô vi trong Đạo Đức Kinh cũng như tánh Không trong đạo Phật thường bị dân gian hiểu sai lầm theo hướng tiêu cực , kiểu như "vô vi" (無為) = "không làm gì cả" (do nothing), và tánh "Không" (hv. "Không tính", 空性; san. śūnyatā, शून्यता) = "không có gì hết" (vacuity). Thực ra nó chẳng tiêu cực cũng chẳng tích cực theo nghĩa của đời mà nó trung dung, ở giữa và bao dung tất cả, nên đạo Phật còn được gọi là Trung đạo. Sở dĩ nó có vẻ tiêu cực là vì 2 lẽ: Nó dùng để phá chấp của người đời về những thứ được cho là tích cực như: "có nhiều" ("hữu" = "có" đối lập với "vô" = "không"), "đầy ắp" (đối lập với "không" = "trống rỗng"), "làm nhiều" (làm cho mình, làm giúp người giúp đời)

Cái sướng của vô minh (The bliss of ignorance)

Hình ảnh
Trong quá trình phát triển, càng thấy biết nhiều thì chúng ta càng đau khổ, đến độ nhiều khi ta ước được "điếc không sợ súng", để "mắt không thấy, tim không đau". Nhưng ít ai biết được rằng trên đường quay trở về, khi ta hoàn thiện cái thấy biết của mình thì những đau khổ đó sẽ được hóa giải. "Hóa giải" ở đây nghĩa là giải thoát khỏi cả khổ lẫn sướng, chứ không phải là chỉ biết sướng (như lúc còn vô minh). Đại khái quá trình đó như sau: Ngây thơ : Được sinh ra trong sự bảo bọc chăm sóc của người lớn, như một tờ giấy trắng, chúng ta chưa biết gì, và cũng chưa cần phải biết gì nhiều ngoài việc "bám theo người lớn" (bản năng). Nhờ sự yêu thương che chở của người lớn mà giai đoạn này ta được sung sướng . Học hỏi : Cùng với sự phát triển sinh lý, chúng ta cũng học hỏi mở mang kiến thức để phát triển về mặt tinh thần. Qua học hỏi, chúng ta được biết tới những thứ sướng hơn cái sướng của ngây thơ và bắt đầu biết chút ít về những cái khổ. Tùy vào mô