Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2022

3 chặng đúng-sai

Hình ảnh
Có người cho rằng đúng-sai là phải tuyệt đối, "đúng" là đúng "sai" là sai không thể nhập nhằng được. Có kẻ lại bảo đúng-sai chỉ có thể là tương đối, "đúng" với người này mà "sai" với người kia, "đúng" trong hoàn cảnh này mà "sai" trong hoàn cảnh khác, v.v. Thấy bà con tranh luận đúng-sai loạn quá, mấy ông đạo lại đề ra chữ "không" tức "chẳng đúng chẳng sai" để phá cái chấp vào 2 thái cực đó. Nhưng đa phần người ta lại chẳng phá được chấp mà còn lấy chữ "không" đó làm một thái cực khác để bám chấp vào, cho rằng mọi thứ đều " không chứ chẳng có !", tức là hiểu theo nghĩa nhị nguyên, tức cái "không" đối lập với cái "có". Cái "chấp không" này còn nguy hiểm hơn "chấp có", bởi nó làm cho đầu óc điên đảo, hành xử loạn xạ, cuộc sống mất định hướng. Ấy thế mà có luận sư bên xứ Ấn (Long Thọ) còn muốn phá cả "chấp có" lẫn "chấp không"

Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa

Hình ảnh
Tục ngữ có câu " Trăng quầng thì hạn(cạn), trăng tán thì mưa ", nhưng thế nào là "quầng" và thế nào là "tán"? Mời bạn đoán thử qua 2 hình bên dưới xem sao trước khi đọc tiếp nhé 😉. A B Theo nghĩa thông thường thì "quầng" là cái vành bao quanh, như "mắt thâm quầng", và "tán" là cái đĩa chụp lên, như "tán lá cây". Vì lý do này mà từ nhiều báo chí cho tới tài liệu giáo khoa như giáo trình Khí Hậu Và Khí Tượng Đại Cương (trang 115) gọi "quầng" là cái vòng sáng lớn cách xa Mặt Trăng (hay Mặt Trời) như ở hình B (tiếng Anh: halo), và gọi "tán" là cái đĩa sáng nhiều màu lan ra từ Mặt Trăng như ở hình A (tiếng Anh: corona). Nhưng cả các định nghĩa trong từ điển lẫn khi xét về nghĩa theo câu tục ngữ của dân tộc Kinh (đối chiếu với của các dân tộc khác và với kiến thức khoa học khí tượng) thì lại hoàn toàn ngược lại!!! 😮 Định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt: (các từ điển mình tra đều thố