Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2005

Những món quà vô giá

Món quà của sự lắng nghe. Nhưng chỉ khi bạn thật sự lắng nghe, không ngắt lời, không hay mơ mộng, cũng không suy nghĩ đến câu trả lời. Chỉ lắng nghe. Món quà của sự yêu thích. Hãy rộng lòng với những cái ôm, những nụ hôn, những cái vỗ vai, những cái níu tay. Hãy để những hành động nhỏ bé ấy chứng minh tình cảm mà bạn dành cho gia đình và bè bạn của mình. Món quà của tiếng cười. Hãy sẻ chia những đoạn phim hoạt hình, những mẩu chuyện vui. Món quà này sẽ thay bạn nói lên rằng “Tôi thích được cười đùa cùng bạn”. Món quà của những mảnh giấy ghi chú. Đó có thể đơn giản chỉ là một dòng chữ “Cảm ơn vì đã giúp đỡ” hoặc cũng có thể là cả một bài thơ trữ tình. Một dòng chữ viết tay ngắn ngủi có thể sẽ được nhớ đến suốt đời hoặc thậm chí là làm thay đổi cuộc sống của một con người. Món quà của lời khen tặng. Một lời nói ngắn gọn, giản đơn nhưng hết sức chân thành, đại loại như “Bạn trông thật tuyệt với bộ váy đỏ này”, “Bạn làm việc tốt lắm” hay “Thật là một bữa ăn ngon” có thể tạo nên niề

Chúng ta thật giàu có!

Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìn lại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta nghe được hai phía, nghe được cả lời khen va lời chê. Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng ta có nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi được những gì trong bộ não của chung ta - những thứ ấy quý hơn cả vàng bạc và trang sức mà bạn có. Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai , nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạn biết tại sao chứ ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho nguòi khác cảm thấy yêu thương hay thù ghét. Hãy nhớ: nói ít , nghe và quan sát nhiều hơn. Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim , nằm sâu trong lồng ngực để nhắc chúng ta hãy biết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng mình. Với tất cả những gì chúng ta có khi sinh ra, chúng ta thật giàu có biết bao! Hãy yêu quí và trân trọng cuộc sống gi

Sử dụng các từ ngữ văn hoá trong giao thiệp

Từ ngữ văn hóa có ý nghĩa văn hóa xã hội. Ý nghĩa văn hóa xã hội là chỉ nghĩa bóng, ẩn dụ, tượng trưng, biểu cảm. l. Từ ngữ tượng trưng Ðó là các từ ngữ có hàm nghĩa tựng trưng văn hóa, ngoài chức việc định danh ra, các từ ngữ gợi lên một sự liên tưởng nào đó. Ví dụ trong tiếng Việt, từ "con rồng" ngoài chức năng định danh là chỉ một con vật tưởng tượng ra, là biểu tượng của nhà vua thời xưa và tượng trưng của dân tộc Việt. Người Việt thường tự nhận là con rồng cháu tiên. Người Trung Hoa cũng thường nhận là con cháu của Rồng. Nhưng trong các tiếng Tây phương , Dragon (rồng) lại không có nghĩa đẹp như vậy. Ðó chỉ là con vật huyền thoại rất hung ác, luôn luôn làm hại con người. Bởi thế người Tây phương không hiểu tại sao tại sao người Việt, người Trung Hoa lại sùng bái một con ác thú như thế! Trong Hán ngữ con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng những người làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý Nhưng trong ti

Ngôn ngữ và văn hóa

Văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Ðiều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc và viết, mà nghe là quan trọng nhất) được quyết định bằng hai yếu tố: Sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Khi một người đã nắm được đầy đủ những kiến thức n

Truyện Kiều

𠊚𨖲馭几𢺺袍 棱楓秋㐌𣑱牟闗山 𨤵紅𡏧捲征鞍 𠊚㐌屈氽岸橷𣛟 𠊚衛隻䏾𠄼更 几𠫾𨷈𨤵沒命賖吹 暈𣎞 埃仕堆 姅印襘隻姅𤐝𨤵長 Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. - Những chữ sai khác so với nguyên bản: 𣎞(trăng) - Những chữ đồng/gần nghĩa: 几(仉), 𣑱(染), 闗(關関), 𨤵(𨤮琰), (𥉫), 𣛟(撐撑𩇢), 衛(𧗱), 䏾(𣈖𩃳𤊡俸), 沒(𠬠), 𠫾(𨀕), 𨷈(閍), 命(𨉟), 賖(賒), 仕(𠝓), 𤐝(𥋸)

Thơ Hồ Xuân Hương

菓櫗 身㛪如菓櫗𨕭𣘃 䏧奴樞仕𤗆奴𠫅 君子固腰辰㨂梮 吀停緍𢱖澦𢬣 Quả Mít Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì, múi nó dầy. Quân tử có yêu thì đóng cọc, Xin đừng mân mó, nhựa ra tay. - Những chữ sai khác so với nguyên bản: 櫗(mít), 樞(xù), 𤗆(múi), 梮(cọc), 緍(mân) - Những chữ đồng/gần nghĩa: 㛪(俺), 𨕭(𨑗), 停(仃)

Chữ Nôm - cài đặt

Trong thời đại CNTT này, việc học và viết chữ biểu ý như chữ Nôm, chữ Hán không còn là một điều quá khó khăn như ngày xưa nữa, cho dù 1 chữ có phức tạp đến cỡ nào, chỉ cần nhập cách đọc vào là máy tính sẽ tự động "viết" ra ngay cái chữ đó, vừa nhanh, vừa đẹp ! (Bây giờ, ngay cả TQ, họ cũng sử dụng phương pháp "natural input" này chứ không còn xài kiểu nhập từng bộ thủ như ngày xưa nữa). Hơn nữa, nhờ nỗ lực của nhiều người có tâm huyết với chữ Nôm , hiện giờ trên 10 ngàn chữ Nôm đã được đưa vào chuẩn Unicode 4.0 . Nên đây là thời cơ để những người có kiến thức về chữ Hán & có cơ hội tiếp xúc với máy tính nhiều làm vực dậy chữ Nôm, 1 thứ chữ tinh hoa của dân tộc, làm cho nó sống lại , để người ta không gọi nó là tử ngữ, để nó không chết đi cùng với cả ngàn năm văn hiến Nôm của dân tộc. (còn rất nhiều văn tự chữ Nôm trên khắp thế giới mà người ta cứ ngỡ là chữ TQ) Mặc dù việc nhập liệu (input) bằng chữ Nôm vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trước hết, chúng ta hãy làm

Chữ Nôm - hiển thị

Chữ Nôm được phân bố rải rác trên nhiều vùng khác nhau của bảng mã Unicode : 1. vùng “CJK Unified Ideographs” [HAN NOM A] {U+4E00~U+9FAF} : 喃, 媄, 吒, 茹, 渃, 焒, 払,... 2. vùng “Private Use area”(+) (HAN NOM A) {U+E000~U+F8FF} : , , ,... 3. vùng “CJK Compatibility Ideographs” [HAN NOM A] {U+F900~U+FAFF} : 﨤,... 4. vùng “CJK Unified Ideographs extension A” (HAN NOM A) {U+3400~U+4DBF} : 㐌, 䏾, 㗂,... 5. vùng “CJK Unified Ideographs extension B”(*) (HAN NOM B) {U+20000~U+2A6DF} : 𡦂, 𠊛, 𨑗, 𨑜, 𨴦, 𩄲, 𪀄, 𠮿,... (+): vùng “Private Use area”bao gồm những chữ Nôm mới được đặt "tạm" vào đây, nên mã chữ của tất cả các chữ Nôm trong vùng này đều do nhà thiết kế font "CHU NOM A" quy đinh, không phải là mã Unicode ! (*): vùng “CJK Unified Ideographs extension B”bao gồm những chữ có mã lớn hơn U+FFFF, tức là nằm ngoài bảng Unicode 16bit, nên biểu diễn 16bit của nó(UTF16 chẳng hạn) sẽ có dạng "từ ghép" (surrogate pair): <high surr

Lịch Sử Các Loại Chữ Viết Việt Nam

Chữ Hán: Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Ðiều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Ðến thế ký VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng

Văn Hóa Trong Tên Gọi Người Việt

Xét ở góc độ văn hóa, tên gọi là một trong những yếu tố phản ánh rõ nét dấu hiệu của văn hóa gia đình. Nó liên quan đến truyền thống gia đình, nếp sống gia đình, tín ngưỡng, quan điểm giáo dục và cả trình độ học vấn của cha mẹ. Trong văn hóa cổ truyền, việc đặt tên con cháu là việc hệ trọng của gia đình, gia tộc; là một loại việc không cẩu thả được. Trước hết, tên con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Tục lệ này thể hiện rõ nét tính liên tục và tính truyền thống của văn hóa gia đình. Ông bà hay những người có vai vế thường là người hiểu biết rộng hoặc nắm được hệ thống tên của những thành viên trong dòng họ, tên các vị cao niên trong làng, thậm chí tên thành hoàng làng, thần thánh... Nhờ đó, việc đặt tên con cháu sẽ phù hợp với hệ thống, lại tránh trùng lặp mắc tội "phạm húy". Chính điều này quyết định việc đặt tên thường được tiến hành trước khi đứa trẻ ra đời. Trong lúc người mẹ mang thai, ông bà cha mẹ hầu như đã chuẩn bị đặt tên bé. Nhiều gi

Blog là cái quái gì hử?

Blog là một từ ghép của hai chữ web và log, tức là: nhật ký trên mạng. Nhưng với nhật ký thường, có tính cách riêng tư, người viết thường không muốn ai đọc được nhật ký của mình hết. Ngược lại, nhật ký trên mạng cốt ý là muốn có càng nhiều người đọc càng tốt. Người viết thấy có cái gì đó vui vui khi thấy có người lại hứng thú theo dỏi cái cuộc đời hằng vô vị của mình. [...] Tản bộ trên blogspot.com tôi bắt gặp đa số các trang blog của người Việt mình là do các cô cậu sinh viên du học ngoài này, nhớ người yêu, thay vì viết thư, thì các cô cậu bèn làm quách một trang nhật ký công khai như thế này để tâm sự với nhau. Công khai vì tất cả ai trên mạng đều có thể đọc được những trang nhật ký của họ. Có lẽ chính do sự lộ liễu công khai ấy là cái tạo cho họ có cảm giác chút lãng mạn trong tình yêu chăng? Ví dụ: http://hoatrang.blogspot.com Blog la cai quai gi h?? - Thanh Hai Tran's Web Log in Vietnamese