On the occasion of the first image of black hole published yesterday, I write this tribute to memorize the achievements of modern technology in imaging the very far as well as the very small objects.
Imaging the very small – the atoms
A FIM image of PtAu alloy, each white dot is an atom.
On Oct. 11st 1955, prof. Erwin W. Müller and his Ph.D. student Kanwar Bahadur captured the first image of individual atoms. That was an image of a sharply pointed tip of tungsten captured with the field ion microscope (FIM) invented by Müller in 1951. Read more about this milestone in this article: Atomic Imaging Turns 50
Later, many types of electron microscope had been advanced to the atomic resolution. Then in the early 1980s, scanning tunneling microscope (STM, 1981) and atomic force microscope (AFM, 1982) were invented in IBM labs to image as well as to manipulate individual atoms. On April 30th 2013, IBM Research released the stop-motion animation "A Boy and His Atom" produced by maniputatling each molecule of carbon monoxide (CO) on the surface of a copper substrate and capturing frame-by-frame using a scanning tunneling microscope.
Excited hydrogen atom's orbital
On May 20th 2013, Aneta S. Stodolna et al. published a paper showing images of hydrogen atom's orbital excited by a direct current electric field, captured with a photoionization microscope, a kind of quantum microscope.
Imaging the very old – Big Bang, the birth of Universe
COBE's cosmic microwave background map
In 1992, the NASA's Cosmic Background Explorer (COBE) satelite released the first cosmic microwave background map as a result of its 4-year obsevation. This is the image of the Universe when it was just about 375,000 years old, and its temperature was about 3,000 Kelvin.
WMAP's cosmic microwave background map
20 years later, in 2012, the NASA's Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) satelite released its 4-year obseving result a much more detailed map of the afterglow of the Big Bang, the birth of the Universe.
Plank's cosmic microwave background map
Then in 2013, the European Space Agency (ESA)'s Plank statelite refined the map with its release of 4-year ovbserving result.
Imaging the very fast – the speed of light
On Dec. 2011, MIT Media Lab published their slow-motion video capturing a packet of light (laser photon) passing through/over objects using their femtosecond camera (with trillion frames per second). And it's interesting to see the shadow of the apple appeared after the the apple was shined, only when the packet of light touched the wall.
Imaging the very far and massive – the black hole
Messier 87's black hole
On April 10th 2019, Event Horizon Telescope (EHT) team announced the first image of the (shadow) of a black hole, the supper massive black hole at the center of the galaxy Messier 87 (M87). The M87 black hole weights 6.5 billion times our Sun's mass, and resides 55 million light-years away from us which requires a telescope of the size of the Earth to observe. To achieve the size of Earth, EHT team has combined 8 ground-based radio telescopes around the globe into a single system. The image shows the shadow of the black hole as a dark disk at the center of the glowing plasma of the accretion disk around the black hole.
All of these, the atom and its orbital, the Big Bang and its afterglow, the speed of light, and the black hole had been well known in theory and even had been applied in many fields long before they were directly captured in image. But when we can see them with our naked eyes, via images, we feel more confident about our knowledge and have more motivation to learn deeper about them.
1. Núi chẳng dời thì ta dời! Một ngày nọ đám đệ tử ham thích thần thông hỏi sư phụ: - Đệ tử: Thầy ơi, thầy chỉ tụi con thuật di sơn đảo hải (dời non lấp biển) đi. - Sư phụ: Được, vậy các con hãy đứng đây, chú tâm nhìn vào ngọn núi đằng kia... Thầy sẽ làm cho nó xích lại gần ta. Đám đệ tử tập trung dòm núi suốt 3 ngày 3 đêm mà chẳng thấy có tác dụng gì cả,... khi thấy sư phụ từ trong nhà thong thả đi ra thì liền nhao nhao lên: - Đệ tử: Thầy ơi, sao chẳng thấy ngọn núi đó động đậy gì cả vậy? - Sư phụ: Vô dụng, vô dụng! Các con tu tập bao lâu rồi mà vẫn còn chấp cái ngọn núi!?! - Đệ tử: Dạ chúng con không hiểu ạ. - Sư phụ: Vậy thì đi theo ta, ta sẽ chỉ cho thấy. Sau khi dẫn đám đệ tử cố chấp đến chân núi, sư phụ dừng lại bảo: - Sư phụ: Các con đã thấy núi xích lại gần ta chưa? - Đệ tử: Dạ gần, nhưng đó là do Thầy đi đó chứ... - Sư phụ: Cố chấp, cố chấp! Chẳng phải là núi không thể dời đi, nhưng để dời nó đi một li phải tốn công gấp tỉ lần ta đi tới nó. Vậy sao cứ phải cố ch...
Số là hồi ở Nhật, mình rất hay ăn cái món プリン (purin) mà mình gọi là bánh flăn , bạn mình gọi là caramen , ghi tiếng Anh lại là pudding . Hôm nay tình cờ tìm ra trang Wikipedia tiếng Nhật về プリン thì thấy có quá nhiều cái tên. Ngay cả trong cùng tiếng Anh(Mỹ), cũng có 2 cái tên là crème caramel và flan ! Hai cái tên trong tiếng Việt (nam: flăn, bắc: caramen) cũng lấy từ 2 cái này ra, nhưng có lẽ từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó, tiếng Anh nói chung còn gọi nó là custard pudding . Chữ プリン (purin) trong tiếng Nhật thì lấy từ chữ pudding này ra, nhưng hơi bị lắt léo một chút: Púd-ding → Pú-di-N → Pú-ri-N! Nếu chỉ nhìn mặt chữ プリン thì dễ tưởng rằng nó phiên âm cho "prin" (pừ-Ri-n) hay "plin" (pừ-Li-n) theo cách thông thường, nhưng không phải vậy! Người Nhật đọc chữ này nhấn âm đầu /Pú/ nên chữ "ri" trong âm thứ hai nghe rất giống /di/ (một lối phiên âm rất hiếm gặp trong hệ thống phiên âm Katakana), và âm cuối "n" đọc giọng mũi /N/ rất giống /ng/...
Al-Khwarizmi , nhà bác học Ba Tư đã giác ngộ ra nghệ thuật tính toán bằng cách hoàn thiện (phục hồi) và cân bằng, là cha đẻ ra ngành "đại số" với các "thuật toán" căn bản của toán học, từ đại số tới lượng giác, từ thiên văn tới địa lý. Algebra (đại số) là cách nói trại từ "Al-Jabr" (الجبر), tức "Phục hồi / Hoàn thiện", là tên ngắn gọn của cuốn " Cẩm nang (Tóm tắt) về Tính toán bằng Hoàn thiện (Phục hồi) và Cân bằng " mà al-Khwarizmi đã viết vào khoảng năm 820. Algorithm (thuật toán) là cách nói trại từ chính tên nhà bác học "al-Khwarizmi", người tìm ra những kỹ thuật biến đổi đẳng thức cơ bản như "cộng thì chuyển vế đổi dấu, nhân thì chuyển vế nghịch đảo" mà chúng ta được học trong đại số từ thời phổ thông. Tính toán mà có liên quan gì tới "hoàn thiện, phục hồi, cân bằng"?! Quả thực tính toán ngày nay chỉ còn là những công thức rỗng ruột nên hầu hết chúng ta không còn biết và cảm nhận được nhữ...
"3 thế kỷ một đời người" Tuổi Trẻ Online [tuoitre.vn] Đời cụ nhìn lại lúc nhỏ thì cố học, lúc trẻ thì cố làm, về già lại muốn có một cái gì đó để lại. “Nhưng rồi cuối cùng ta cũng chả để lại được cái gì đâu!”. Lần đầu, trong di chúc của mình cụ để lại cho cháu con tài sản dành dụm cả đời. Lần hai, khi tuổi đã quá già, cụ để lại những lẽ sống ở đời: cách đối xử với vợ con, anh em, hàng xóm, với quê hương, sông núi. [ ... ] Cuối cùng cụ gạt tất cả, chỉ để lại duy nhất một chữ “THƯƠNG” trong di chúc cuối cùng. Cái chữ mà cụ đã sống với nó qua ba thế kỷ mới “ngộ” ra. Người ta chỉ cần có một chữ “thương” trong lòng là đã đủ để đứng thẳng mà làm người... “Mấy ông bác sĩ cứ đến hỏi ta có bí quyết gì mà sống thọ dữ vậy? Rồi họ săm soi mãi cái chuyện ta ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ ra sao. Ta nói rằng ta cũng như mọi người bình thường thôi. Đói thì ăn, khát thì uống. Phận người dài bao nhiêu mà thèm khát nhiều hay kiêng cữ làm chi cho mắc khổ. Chỉ có điều ta chọn chữ thương, khôn...
Các đồng hồ kim truyền thống đã để lại một hệ thống 12 giờ không phân biệt rõ ràng giữa sáng và chiều. Để làm rõ điều đó, người ta mới đặt ra 2 ký hiệu AM và PM: AM = ante meridiem = trước giữa trưa (before midday) = trước 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t < 12:00 trưa . PM = post meridiem = sau giữa trưa (after midday) = quá ngọ (after noon) = sau 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t > 12:00 trưa . Nhưng bản thân 2 ký hiệu này, AM với PM, là không đầy đủ và dễ gây hiểu lầm: Dòm sơ qua định nghĩa thì thấy ngay 1 chỗ thiếu: Thế giữa trưa , tức 12:00 trưa thì gọi là AM hay PM ? Rõ ràng, theo định nghĩa thì nó không phải AM, cũng chẳng phải PM , vì lúc đó t = 12:00 trưa thì " t < 12:00 trưa" sai mà " t > 12:00 trưa" cũng sai nốt. Suy nghĩ kỹ hơn thì còn thấy 1 chỗ thiếu nữa, đó là giữa đêm , tức 00:00 khuya (hay theo thông lệ, vẫn gọi 12:00 khuya ) thì gọi là AM hay PM ? Nó là giao điểm giữa ngày trước và ngày s...
Hè, rượu không làm mình say, mà nhiều khi mình say không cần rượu. Thuốc lắc không làm mình lắc mà bình thường mình vẫn lắc không cần thuốc. Còn cà phê thì... từ nhỏ đã chẳng bao giờ làm mình tỉnh táo... nhưng mãi đến khi gặp công phu "nhai" của tiên sinh Ohsawa thì mình mới có được cái vế thứ hai: Cà phê chẳng làm mình tỉnh, nhưng khi nhai mình tỉnh táo chẳng cần cà phê! Nhớ hồi nhỏ có vài lần mình thức khuya để học bài thi... thấy mình buồn ngủ, mẹ đem lên ly cà phê cho mình uống... uống xong thì mình gục ngay, lăn ra ngủ mà chẳng thể nào gượng dậy được! (Kết quả hôm sau thi thế nào thì khỏi phải bàn!) Và hiển nhiên là mình không thích cái món đó, nên cũng mười mấy năm rồi không có đụng tới. Bỗng dưng hôm trước có một em gái xinh tươi trong bộ môn đem lên cả 3 hộp cà phê hoà tan "3 trong 1". Mọi người uống làm cái mũi mình nó biểu tình, mình cũng lấy ra uống, cũng thấy ngon vì nó có sữa ;) Thực ra mình thích sữa hơn, có thêm vị đăng đắng của cà phê làm mình cũng...
Từ nhỏ mình đã thích những người phụ nữ mạnh mẽ, có lẽ vì ảnh hưởng từ mẹ, nên có duyên tiếp xúc nhiều. Nhưng càng tiếp xúc mình càng thấy người thực sự mạnh mẽ từ bên trong rất rất hiếm, kể cả đàn ông, những kẻ thuộc về "phái mạnh", chứ đừng nói chi đến phụ nữ. Hôm nay tình cờ đọc phải cái status "tự sướng" này của những người phụ nữ mạnh mẽ, bao nhiêu ký ức đau buồn bỗng dâng trào toàn những kết cục thương đau của người thân mình sau những thời gian dài (có khi cả đời) tự huyễn hoặc bản thân về sự "mạnh mẽ" theo kiểu này : "Nếu bạn đã từng Khóc cả đêm mà không để ai biết Sáng hôm sau vẫn quần áo chỉnh tề và vui vẻ ra khỏi nhà Thì chắc chắn rằng bạn đã ĐỦ MẠNH MẼ để vượt qua mọi thứ mà KHÔNG CẦN AI GIÚP ĐỠ" -- PhunuToday.vn (Xem thêm sác cơ chế "tránh né nỗi đau" .) Có người phụ nữ dù đang rất buồn và khó chịu trong lòng nhưng hễ khách tới nhà là luôn niềm nở tươi cười, thậm chí đối với n...
"Nhân Duyên sanh", "Duyên khởi", "Nhân Quả", hay "Nghiệp lực" (Karma)[ * ] là quy luật vận hành của tâm thức con người nói riêng và của vạn vật trong vũ trụ nói chung. Quy luật đó được phát biểu rõ ràng nhứt trong Phật giáo nguyên thuỷ ở Ấn Độ, nhưng khi đi qua Trung Quốc thì chữ "duyên" đã bị dân gian "ăn cắp" ra thành một khái niệm rất xa rời chánh pháp, dùng như một từ hoa mỹ để nói về những thứ "tiền định" hay "trời định" như trong các từ "duyên phận", "duyên số" mà chúng ta thường gặp. Vậy chúng ta nên phân biệt chữ "duyên" trong dân gian với chữ "Duyên" trong chánh pháp của Phật . Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả & Luân hồi Vòng Luân hồi của Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả-Nhân-Duyên-Nghiệp... Như cuộc đời của một cây cam, khi hạt cam (Nhân) được gieo xuống đất ẩm (Duyên) thì nó nẩy mầm phát triển thành cây cam (Nghiệp) để khi lớn lên tới mùa trổ bông nó kết trái thành trái...
Hèm, hồi nãy, vừa nãy thôi, chỉ khoảng nửa tiếng trước, trước khi mình tỉnh dậy để hồi tưởng rồi quyết định ngồi dậy bật máy tính gõ lưu lại những dòng này, mình vừa mới có một cuộc hội ngộ với con ma mang tên Bóng Đè mà mình từng gặp vài lần thuở ấu thơ để rồi bằng bẵng hai mươi mấy năm trời mình tìm lại hoài mà chẳng hề gặp được. Lần này nhờ sự mất ngủ trong chuyến xe đò đêm vừa rồi cùng với vài điều bực bội với phụ nữ đang lẩn khuất trong sâu thẳm tâm hồn mà mình có một cuộc vật lộn nói chuyện với ma Bóng Đè hết sức thú vị và không kém phần kịch tính. Đùng một cái tự nhiên cúp điện. Hai con mắt mở thao láo trong đêm mà cũng chẳng thấy gì. Cái mùng mới giăng xong nhưng chưa kịp tấn, mình giơ tay ra tấn mùng mà ngộ ghê, sao lại chẳng thể động đậy gì được vậy nè?! Ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, nửa trong mùng nửa ngoài mùng mà chẳng cử động được, mình bắt đầu cuống lên nghĩ "Mép dưới cái mùng đang vắt qua đầu qua cổ mình như thế này thì muỗi vô trong mùng hết rồi còn gì! Chó...
Nhận xét