“Nháy kép” hay «ngoặc kép», ‘nháy đơn’ hay (ngoặc đơn)?!

Hồi nhỏ mình cứ thắc mắc sao dấu "ngoặc kép" dùng để trích dẫn “...” không giống dấu ngoặc, mà dấu "ngoặc đơn" dùng để chú thích (...) thì lại hoàn toàn khác. Sau này mình thấy cách gọi "nháy kép" cho “...”, "nháy đơn" cho ‘...’, và "ngoặc tròn" cho (...) là hợp lý hơn, nhưng vẫn chưa thể giải thích được tại sao chúng lại có những cái tên "tréo ngoe" như vậy. Mãi đến khi mình lục sách cũ trong nhà ra, thấy có một cuốn sách ngày xưa xài dấu "ngoặc kép" như thế này «...» thì mình mới vỡ lẽ "À! thì ra là tàn dư của lịch sử 😄" Thế nên mình đã quyết định dùng những tên gọi sau:

  • “Nháy kép”, ‘nháy đơn’: dấu để trích dẫn hiện đại, theo kiểu Anh-Mỹ
  • «Ngoặc kép»: dấu để trích dẫn cũ, theo kiểu Pháp (guillemet)
  • (Ngoặc tròn), [ngoặc vuông], {ngoặc móc}, ⟨ngoặc nhọn⟩: các dấu ngoặc khác nhau được dùng trong toán học. Còn trong văn học thì chỉ dùng dấu (ngoặc) này nên chỉ cần gọi "ngoặc" chứ không cần thêm tính từ vô. Lưu ý là trong toán học còn có dấu ⟪ngoặc nhọn kép⟫ rất giống với dấu «ngoặc kép» trong văn học, và còn có dấu ⸨ngoặc tròn kép⸩ này nữa nên tính từ "tròn/nhọn" là cần thiết.

Ngoài ra, dấu "nháy kép"'nháy đơn' trên bàn phím máy tính hiện đại (xuất phát từ bàn máy đánh chữ ngày xưa) là dấu "nháy thẳng" nên không phân biệt "mở nháy" với "đóng nháy" như dấu “nháy cong”.

Khi gõ trên trình soạn thảo văn bản (word processor) thì có chức năng "dấu trích dẫn thông minh" (smart quotes) để tự động đổi dấu "nháy thẳng" thành dấu “nháy cong” hoặc «ngoặc kép» tương ứng tùy theo vị trí của nó trong câu. Nhưng khi gõ trên trình duyệt web hay trên các trình ghi chú (notepad) và môi trường viết code (HTML, JS,...) thì rất khó để gõ được các dấu nháy cong. Nên ta cần dùng tới các phím tắt và các kiểu mã hóa như sau:

  • Phím tắt: Gõ bàn phím số trên Windows, và phím Option trên Mac
    = Alt + 0145 = Option + [
    = Alt + 0146 = Option + Shift + [
    = Alt + 0147 = Option + ]
    = Alt + 0148 = Option + Shift + ]
    = Alt + 0139
    = Alt + 0155
    « = Alt + 0171
    » = Alt + 0187
  • ``Nháy kép'' và `nháy đơn' trong LaTeX: dành cho dân chuyên viết văn bản khoa học.
  • Mã Unicode & HTML: Mã HTML có 3 dạng &name;, &#dec;, và &#xhex; với hex trong mã Unicode U+hex
    « = U+AB = « = « = «
    » = U+BB = » = » = »
    = U+2018 = ‘ = ‘ = ‘
    = U+2019 = ’ = ’ = ’
    = U+201C = “ = “ = “
    = U+201D = ” = ” = ”
    = U+2039 = ‹ = ‹ = ‹
    = U+203A = › = › = ›

Thực ra, ngoài 2 kiểu “Anh-Mỹ”«Pháp» thì bên châu Âu còn có kiểu „Đức“ với dấu mở nháy nằm bên dưới („) giống như dấu phẩy cùng với dấu đóng nháy ngược (“), và ”kiểu Phần Lan” với cả 2 nháy giống nhau (””) như dấu nháy thẳng (""). Kiểu lật ngược của Đức cũng được áp dụng cho dấu «guillemet» trong »kiểu Đan Mạch«, và trong kiểu Đức khi cần „lồng nháy con bên trong nháy ngoài“. Còn thế giới văn hóa Hán (quanh Trung Quốc) thì dùng dấu 「ngoặc vuông」 với 《ngoặc nhọn》 riêng của họ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Flan, một cái bánh, ôi quá nhiều cái tên!

Những mẩu chuyện Phá chấp

Chỉ một chữ "Thương"

Giác ngộ toán học

Nhân Duyên Nghiệp Quả

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

12:00 am / 12:00 pm ??!

Spirorus, the structure of spacetime ;)

Các tầng Ý nghĩa của các con Số

Một giấc mơ thú vị & những ý nghĩa sâu sắc