Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

“Nháy kép” hay «ngoặc kép», ‘nháy đơn’ hay (ngoặc đơn)?!

Hình ảnh
Hồi nhỏ mình cứ thắc mắc sao dấu "ngoặc kép" dùng để trích dẫn “...” không giống dấu ngoặc, mà dấu "ngoặc đơn" dùng để chú thích (...) thì lại hoàn toàn khác. Sau này mình thấy cách gọi "nháy kép" cho “...”, "nháy đơn" cho ‘...’, và "ngoặc tròn" cho (...) là hợp lý hơn, nhưng vẫn chưa thể giải thích được tại sao chúng lại có những cái tên "tréo ngoe" như vậy. Mãi đến khi mình lục sách cũ trong nhà ra, thấy có một cuốn sách ngày xưa xài dấu "ngoặc kép" như thế này «...» thì mình mới vỡ lẽ " À! thì ra là tàn dư của lịch sử 😄 " Thế nên mình đã quyết định dùng những tên gọi sau: “Nháy kép”, ‘nháy đơn’ : dấu để trích dẫn hiện đại, theo kiểu Anh-Mỹ «Ngoặc kép» : dấu để trích dẫn cũ, theo kiểu Pháp ( guillemet ) (Ngoặc tròn), [ngoặc vuông], {ngoặc móc}, ⟨ngoặc nhọn⟩ : các dấu ngoặc khác nhau được dùng trong toán học. Còn trong văn học thì chỉ dùng dấu (ngoặc) này nên chỉ cần gọi "ngoặc" chứ

Bộ máy thân tâm "Ngũ Uẩn"

Hình ảnh

Con Ukhoatpklà 😃

Hình ảnh
Ha ha, trí óc của con người thật vô biên, không có gì là không thể ở đó: có cái thực có cái không thực, có cái đúng có cái sai, và có cả những cái có thể (trí óc đó chấp nhận) lẫn những cái không thể (bản thân trí óc đó từ chối). Đây là một mẫu tự thoại của trí óc: - Con Ukhoatpklà [Ư-kkhoa-t(ờ)-p(ờ)-c(ờ)-là] có tồn tại không? - Không, nó không thể tồn tại! - Không tồn tại thì sao có thể nói về nó được?! Nó có tên, có hình dáng, có hành động, có cảm xúc, sao gọi là "không tồn tại"?! - Tất cả những cái đó đều do người ta tưởng tượng ra mà! - Không, mình không nghĩ vậy! Người ta phải "thấy" ở đâu đó thì mới có thể vẽ tại, mô tả chi cụ thể, chi tiết đến vậy được! - Tầm bậy! Nếu nó tồn tại thật thì đã không có chuyện mỗi người vẽ ra một hình dáng khác nhau, mô tả về hành động và tính cách của nó khác nhau rồi. - Nó là con quái vật biết biến hình mà! Còn hành động và tính cách thì ngay con người mình cũng thể hiện khác nhau tuỳ vào đối tượng tiếp xúc đó thôi

Con ngươi, đồng tử, pupil

Hình ảnh
- Mày nhìn vô con ngươi tao xem có thấy con chó trong đó không?! - Tao thấy đen thui chứ có gì đâu! - Mày ko thấy ảnh phản chiếu à?! - Ờ thấy rồi, tao thấy tao trong đó... Ahhh, mày đang trêu ngươi tao à?! - Ha ha, thì ta nói " ngươi là con chó" đó, tại ngươi không nhận ra hình ảnh của chính mình! Con người thì phải nhận ra ảnh của mình trong gương chứ! 😜 Nhìn từ ngoài vào thì mắt người có tròng trắng và tròng đen, ở giữa tròng đen có một lỗ tròn gọi là "con ngươi" nghe sao giống "con người" quá, tiếng Anh gọi là "pupil" sao lại cũng có nghĩa là "học sinh", chữ Hán gọi là "đồng tử" sao cũng có nghĩa là "đứa trẻ", ...?!? Có vẻ như những tên gọi đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên (đồng âm dị nghĩa) mà xuất phát từ một hiện tượng chung: Người đối diện nhìn vào mắt mình thì thấy ảnh phản chiếu của người đó trong mắt mình . Trong tiếng Việt thì có 2 cặp đại từ nhân xưng tương đương với