Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2005

Tết tuyết ở Nhật Bản

Hokkaido vốn được gọi là "đất tuyết", thường xuyên bị băng tuyết bao phủ trong khoảng thời gian gần nửa năm. Vì vậy từ năm 1950, chính quyền thành phố Sappro quyết định tổ chức Tết tuyết trong 5 ngày đầu tháng 2, đúng dịp tuyết rơi nhiều nhất, khí trời lạnh nhất. Tết tuyết là một cuộc triển lãm nghệ thuật. Các phù điêu, tượng bằng tuyết trong ngày tết đều do các nhà điêu khắc nổi tiếng trong nước tạc đắp. Chúng mang nội dung, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, nghệ thuật tạo hình khéo léo. Ở công viên Odori - trung tâm của lễ hội, vô số pho tượng tuyết hợp thành một thế giới nghệ thuật lộng lẫy. Trong dịp này còn diễn ra các hội diễn văn nghệ lớn. Các danh ca, diễn viên, nhạc sĩ nổi tiếng từ khắp nơi tụ hội về, trổ tài trên sân khấu lớn bằng tuyết trắng và được đài truyền hình truyền trực tiếp đi toàn quốc. Từ năm 1973 trở đi, Tết tuyết được bổ sung phần "thi tượng tuyết quốc tế". Một bãi rộng được thiết kế cho khách nước ngoài đến dự thi. Các nước đắp tượng tuyết mang đặc

'Tháng Giêng ăn chơi' của người Nhật Bản

Thời cổ xưa, Nhật Bản cũng như Trung Quốc coi trọng năm âm lịch, về sau mới đổi sang dùng dương lịch. Tết nguyên đán đã trở thành ngày lễ long trọng nhất ở Nhật Bản, với kỳ nghỉ dài mang tên "Tháng Giêng ăn chơi". Trước khi Tết đến, mọi nhà đều dựng cây Tùng trước cửa. Tập tục này xuất hiện ở Nhật Bản vào thời đại Heian. Cây Tùng vốn được người Trung Quốc tôn vinh là công tước, là biểu tượng của sự tốt lành. Ở Nhật Bản, cây Tùng còn mang ý nghĩa đón thần linh. Trên mi cửa của không ít gia đình Nhật vẫn dùng các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như "đời đời" trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người

3 chữ 'đơn giản' mà không đơn giản...

Đơn giản nói "Anh yêu em" !? Thực tế, nói ra 3 từ này là một bước ngoặt lớn đối với một số anh chàng. Bởi nó có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn thuần bộc lộ cảm xúc. Với một số người, nó như một bản án chung thân, với người khác, nó đồng hành với sự mạo hiểm. " Khi nói 3 từ đó, tôi cảm thấy như đặt toàn bộ cuộc sống của mình vào tay cô ấy. Điều đó thật đáng sợ. Chỉ khi nào thực sự tin tưởng và biết rằng cô ấy sẽ không vứt bỏ tình yêu của mình, tôi mới dám thốt ra những lời đó". Trong trường hợp này, nỗi sợ bị khước từ đã lấn át tất cả. Bị từ chối là nỗi đau khủng khiếp với hầu hết đàn ông, và chính câu nói "Anh yêu em" được coi là lời mời hứng chịu tổn thương. Hầu hết các anh chàng cần phải cảm thấy thật an toàn trong mối quan hệ và chắc chắn về cảm xúc của người phụ nữ dành cho mình, thì mới dám nói ra 3 từ đó. Với người khác, nói rằng "Anh yêu em" có nghĩa là "Anh đã cam kết và anh sẽ ở đây để làm bất cứ thứ gì cho em". Vớ