Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Làm sao để Buông xả, Dừng lại & Tập trung vào Hiện tại?

Trước đây mình có nêu ra 4 điểm đại cương trên con đường giải thoát . Nay mình nói rõ hơn về các bước đi trên con đường đó, nhờ duyên một bạn hỏi mình làm sao để tập trung vào here-now (tại đây - bây giờ). Hễ còn chưa thấy khổ, hoặc khổ chưa đủ vì còn nhiều vốn (phước, may mắn, vật chất, năng lượng, sức lực, hỗ trợ từ bên ngoài,...) thì còn phải chạy, phải phân tán chứ không thể nào dừng lại và tập trung được. Đó là vì mình được trao vốn, năng lượng đó là để cày cuốc, để chạy, để phân tán cái năng lượng đó ra, là nghĩa vụ của mình. Khi đã thấy "đủ rồi", thực sự khao khát "mình tha thiết muốn dừng lại" (chứ ko phải chỉ "khổ quá, làm sao để mình hết khổ... lẹ lẹ!"), thì mình mới bắt đầu có duyên để buông xả. Nhưng nghiệp (thói quen) lâu đời của mình khiến mình càng thấy khổ càng muốn chạy trốn, càng tìm đủ mọi thứ khác việc khác đối tượng khác để hướng tới, để lảng tránh đi để che lấp đi cái nỗi khổ đó, chứ chưa thể dừng lại, chưa thể tập trung được

Tại sao không gian (vật lý) có 3 chiều?

Hình ảnh
- Tại sao Vũ trụ bên ngoài (thế giới vật lý) chỉ có 3 chiều, trong khi vũ trụ bên trong (thế giới thông tin) không bị giới hạn số chiều? - Vì 3 là số nhiều nhỏ nhứt! 🙂 Thượng Đế không muốn chúng ta buồn chán với số ít, nên đã chọn số nhiều để mọi thứ được trở nên hấp dẫn, thú vị, để muôn loài được thoải mái phát triển và sáng tạo. Nhưng để có một mặt đất vững chãi cho chúng ta đứng, một căn nhà gọn gàng cho chúng ta ở, Ngài đã đặt chúng ta vào thế giới của số nhiều nhỏ nhứt. 3 chiều là vừa đủ nhiều, còn nhiều hơn nữa thì quá phức tạp, quá hỗn loạn, lại làm cản trở sự phát triển ổn định của mọi vật và muôn loài. - Hả? Chẳng phải 2 đã là nhiều rồi sao?!? - À, 2 là "số nhiều bé", "số nhiều đơn giản" hay "số nhiều giả", 3 mới là "số nhiều lớn", "số nhiều phức tạp" hay "số nhiều thật". Người phương Tây mạnh về tư duy phân tích nên thấy "2 là nhiều" vì "2 là chia ra, chẻ ra, phân ra", và họ mổ xẻ, phân tích

Cười thế nào cho thực sự bổ dưỡng

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ! 😉 Nhưng... Ai ơi chớ vội cười nhau Cười người hôm trước hôm sau người cười 😃 Thuốc bổ mà uống nhiều quá thì trở nên thuốc độc. Vậy nên cười thế nào cho thực sự bổ dưỡng?! Theo mình, đó là * cười phá chấp *, cười vào chính những định kiến, quan niệm cứng nhắc, những sự bảo thủ, những cái cho rằng phải thế này mà không được thế kia... ở ngay trong chính mình! Đó là "đẳng cấp cười" cao nhứt! Bản chất của cười là sự bất ngờ + phấn khích: Khi mình càng cho rằng nó sẽ thế này mà sự thật diễn ra nó lại thế kia thì toàn bộ năng lượng đã bị dồn nén trong những cái khuôn khổ "cho rằng" đó vị vỡ tung ra thành nụ cười. Năng lượng bị dồn nén, tắc nghẽn thì sinh ra đau bệnh, khi nó được giải toả, thông suốt thì mình trở nên khoẻ mạnh, có là cơ chế "bổ dưỡng" của nụ cười. Nhưng vì không biết bản chất cơ chế đó nên đa số chúng ta chỉ uống thuốc bổ kiểu "mì ăn liền" bằng cách cười người khác, cái khác, vật khác mà

Reinvent the wheel - Artificial neural network

Hình ảnh
Yesterday, after 10 years diving down the ocean of Uniinfo and just some months swimming up, I ended up with a model of my autonoton almost the same as the very hot “artificial neuron” in the current “deep learning” trend. So what I’ve called “uninet” seems to be just the good old “artificial neural network” (ANN), and those 10 years of mine turn out to be just a waste?!!! That moment, I just smiled hearing all of the critical comments against my work echoing back: - “ You stupid! All those great things have been invented by great men and already taken a lot of hard time and effort. So why don’t you just apply them, but always rework from the beginning?! ” – My daddy usually scold me. - “ Don’t reinvent the wheel! ” – My friends usually warn me. - ...[after a long discussion about Uniinfo]... “ So, what’s your original (new) point? What’s the difference between yours and the laws stated by philosophers long time ago?! ” – Even my closest friend (in the field) sometimes

Chết không phải là hết (Hồi ký giải thoát)

Từ nhỏ mình đã nhiều lần muốn tự tử, nhưng khi chạm đến thân thể này thì mình nhận ra là chỉ cái đầu này (thần kinh trung ương) là muốn chết thôi chứ cơ thể nó chưa muốn chết. Vậy thì làm sao mình có thể giết hại một sanh mạng lớn như vầy được trong khi những sanh mạng bé nhỏ ngoài kia mình còn không muốn làm tổn hại?! Nhưng nếu đau khổ quá thì sao đây? Hồi nhỏ mình với mẹ có thích quan điểm trợ tử để "được chết nhẹ nhàng nhờ trợ giúp y khoa" (assisted dying). Đến khi mẹ bệnh nặng, phải nằm một chỗ, mình đã hỏi lại mẹ về quan điểm đó, mẹ im lặng! Hai năm sau, đến khi thấy mẹ đã giải thoát khi bước qua bên kia cửa tử rồi quay trở lại nhẹ nhàng như không, mình mới hiểu rằng lúc mẹ nằm một chỗ đó mẹ đã thấy được nhiều thứ mà mình còn chưa thấy... những thứ ở sâu thẳm bên trong. Lúc đó mẹ đã tự do, muốn đi là đi muốn ở là ở, nhưng mẹ vẫn còn ở lại tới một năm rưỡi nữa. Trong buổi tâm sự không lời giữa 2 mẹ con đó, mình chỉ biết đại khái là "mẹ còn việc phải làm" th

Con đường Giải thoát dành cho ai?

Hình ảnh
"Anh gặp người ta đừng có nói chuyện giải thoát, họ chẳng biết giải thoát là gì đâu!" Lâu lâu mình lại nhớ tới lời nhắc nhở này của em gái. Giải thoát hẳn không phải là con đường dành cho mọi người. Người không biết khổ thì không có gì để giải thoát, vì họ như "chuột sa hũ nếp", họ buộc phải ăn hết mớ "gạo nếp" dẻo thơm kia cái đã. Người biết khổ là có duyên với giải thoát, nhưng nếu chưa biết tại sao mình khổ thì còn rất khó chấp nhận con đường giải thoát. Với họ, con đường họ đã chọn là luôn đúng, là chắc chắn sẽ dẫn tới sung sướng, hạnh phúc, còn những điều khổ sở kia đều do người ta mang tới, hay cùng lắm (nếu không đổ lỗi được cho ai) thì do "ông Trời" đày đoạ họ. Và nếu thấy khổ quá, họ thường nghĩ "chết là giải thoát". Người biết khổ và biết nguyên nhân của khổ rồi (thường chỉ mới biết 1 phần đau khổ và những nguyên nhân nông cạn thôi) thì đã muốn bước trên con đường giải thoát, nhưng nếu chưa được nếm mùi giải thoát thì h

Vòng xoắn ôc Nói - Không nói

Hình ảnh
Không nói vì không biết gì để nói; Nói vì mới biết chút đỉnh, vì thấy nó hay, tục gọi là "thùng rỗng kêu to"; Không nói vì thấy cái biết của mình còn chưa tới đâu, cần quay vô tìm hiểu cho biết đầy đủ hơn; Nói vì thấy mình đã biết đầy đủ; Không nói vì nói ra người ta chẳng hiểu (mới biết đủ về mình mà chưa biết đủ về người khác); Nói vì đã biết đủ về mình lẫn về người, nói đúng cái người ta cần nghe và đúng những điều người ta có thể hiểu được; Không nói mà người vẫn hiểu, đạo gọi là "dĩ tâm truyền tâm". Trong đó, 4 bậc đầu được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger .

Cho = Nhận

Hình ảnh
Nếu làm việc giúp người mà được tự nhiên như nước chảy từ trên cao xuống thấp, như hơi nước bốc từ dưới thấp lên cao, như biển nổi sóng khi gặp gió, như nước sôi lên khi gặp lửa, thì chẳng còn ai là người (nhận) được giúp và cũng chẳng có ai là người (cho) giúp đỡ cả. Bởi biển nổi sóng khi gặp gió là gió giúp biển làm sóng hay biển giúp gió giải toả những dồn nén bên trong?! Ngay trong lúc ta cho ra cái này thì đã nhận lại cái khác rồi, nhưng thường ta chỉ thấy có một chiều! Bố thí mà không có người bố thí cũng không có người được bố thí, ấy mới thực sự là bố thí . Bằng không thì chúng ta đang cho vay nặng lãi chứ chẳng phải bố thí. Bởi cho đi 1 đồng, làm giúp 1 công mà cả đời cứ mỗi lần khó chịu, mỗi lần gặp khó khăn thì tâm mình nó lại nhảy ra "đòi nợ": "Mình đã giúp người này thế này, sao ko thấy họ tốt hơn nhỉ?", "Mình đã cho người ta nhiều thứ, sao lúc này không ai giúp đỡ mình nhỉ?" Rốt cuộc thì cho ra 1 lần mà đòi nợ cả một đời, nên cứ trôi

Thinking styles: Visual vs Abstract vs Verbal vs Logic vs Connective vs Kinesthetic etc.

Hình ảnh
I’ve been surprised so much watching a clip about “aphantasia” saying “your mind is blind” just because a picture does not pop up in your mind when you think of something. I’ve always considered myself a " visual thinker ", though! Most of my thoughts are in “visual” form, or at least non-verbal form. I can imagine any shape, 2D, 3D, even 4D, not only in static but usually in dynamic state, let them move, transform, etc. But as I close my eyes, I see nothing but a black screen! It’s much harder for me to imagine things eyes closed than when eyes open. If I try a lot (when eyes close)… I can imagine some simple things but very flickering. So with eyes closed, I’m near “aphantasic”, and with eyes open, I’m “hypophantasic”, while I spend all of my life thinking with visualization instead of saying internal monologues. Where’s the root of that “contradiction”? It lies in the abstractness of my "mental image" and the “low resolution” of my mental screen. It’s a tra

Đa nhân cách & Tự kỷ

Hình ảnh
Mình viết bài này kỷ niệm sự kiện phiên toà của Jeni Haynes ở Úc thành công, phiên toà đầu tiên trên thế giới chấp nhận lời khai của các nhân cách khác nhau của cùng một người. 33 nhân cách trong hơn 2500 nhân cách của Jeni Haynes đã đưa người đã ngược đãi, lạm dụng và hãm hiếp cô suốt tuổi thơ ra công lý. Ở đây, mình xin chia sẻ về hai "chứng bệnh" hay bị hiểu lầm là "đa nhân cách" (phần 1) và "tự kỷ" (phần 2) cùng với những khả năng siêu việt tiềm ẩn của họ (phần 3). Tranh sơn acrylic “Multiple Personalities” của Oghale Thomas Agboge 1. Đa nhân cách và phổ phân ly Khác với những ấn tượng xấu do phim ảnh tạo nên về "đa nhân cách" như "bạo lực" hay "nguy hiểm cho xã hội", ngược lại chính những người "đa nhân cách" mới là nạn nhân của bạo lực từ nhỏ và lớn lên họ dễ gặp nguy hiểm khi chuyển đổi giữa các nhân cách khác nhau. Thời trẻ thơ, tâm hồn con người rất mỏng manh, khi bị chấn thương tâm lý (do bạo lực, lạ

Các cơ chế "tránh né nỗi đau"

Hình ảnh
Thành thật với nỗi đau của mình, đó chính là thứ làm cho tôi bất khả chiến bại. – Nayyirah Waheed Cái "đầu óc lươn lẹo" này có nhiều cách "tự gạt mình" để tránh né nỗi đau của chính mình, nhưng cả thảy đều để lại hậu quả xấu lâu dài:  Chối bỏ nỗi đau (denial): Việc cho rằng "tôi không đau", hay "tôi không có vấn đề" giống như tự bịt mắt mình lại khi thấy mình đang lao xuống vực sâu vậy. Đây là cơ chế tự vệ thông dụng nhất, mà cũng vô dụng nhất, vì mọi ảnh hưởng xấu của nỗi đau không những không mất đi mà còn bị làm cho tệ hại hơn vì sự "không thấy đường đi" của mình. Tìm sự thay thế (replacement): Cũng thông dụng không kém, đó là tìm những thứ vui thú, dục lạc, đam mê khác để hòng lấp đi nỗi đau và cái "lỗ hổng" ở trong lòng mình. Nhưng tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa, hậu quả của việc mình bị cuốn, bị nghiện vào những thứ thay thế đó còn làm cả đời mình lụn bại. Đè nén nỗi đau (suppression): Người mạnh mẽ hơ

Căn bản, gốc rễ, cội nguồn

Hình ảnh
Muốn xây nhà vững chãi, ta phải có nền móng chắc chắn, muốn học giỏi, ta phải nắm được kiến thức căn bản , muốn giải quyết triệt để, ta phải tìm được gốc rễ của vấn đề, muốn phát triển bền vững, ta phải biết rõ cội nguồn của mình. Chúng ta thường hình dung cái căn bản, cái nguồn ngốc đó như một điểm mà từ đó chia ra thành cành, nhánh lớn, nhánh nhỏ, và cuối cùng tới lá là những thứ cụ thể mà ta trực tiếp thấy, gặp, tiếp xúc trong đời. Nhưng thực ra cái điểm chung đó chỉ mới là " gốc " chứ chưa phải là " rễ ", mới là " nền " mà chưa tới " móng ", mới là " cội " mà chưa tới " nguồn ". Vì bộ rễ bị ẩn dưới đất nên ta thường chẳng thấy nó cụ thể ra sao và chỉ gọi chung "gốc rễ" như một cụm. Thực ra, cũng như cành nhánh ở trên được tẻ ra từ gốc, bộ rễ cũng có nhiều nhánh tẻ ra từ gốc cây ngầm bên dưới mặt đất. Cành nhánh trên tán lá vươn ra tới đâu thì những nhánh rễ dưới đất cũng phải vươn ra đới đó và còn

"Chấp" & "Thương"

- Trời ơi, tức quá! Nó đã chơi ăn gian mà còn cười mình nữa kìa! - Ừ, tánh nó vậy mà, chơi bất chấp luôn mà! Mình chấp nó làm chi cho mệt?! - Nhưng mình bị thua oan ức thì làm sao chịu được?! - Chấp nhận đi là được hết hà! Cứ coi như mình chấp nó lần này đi! - Hả? Chấp nó hả? Vậy là coi như mình "ngon" hơn nó hen! - Ờ... thực ra cũng chẳng phải ai hơn ai cả, chỉ là tự mình thương lấy mình thôi. - Ồ, hay thiệt hen! Mình bị nó chơi gác thì mình tức, "tức" tức là " bị thương " trong lòng, rồi mình tự " thương mình " thì cái vết thương đó được hóa giải. 😃 - Đúng rồi, đơn giản vậy thôi, chẳng cần phải " phá chấp " chi cao siêu hết. Chỉ cần chuyển hết mọi cái " chấp " thành ra " chấp... nhận " là được. 😉 - A ha, chấp nhận được là tình thương ! Chấp [執] (giản thể: 执) Từ nghĩa gốc chữ Hán là " nắm giữ lấy ", như " cố chấp "[固執] (giữ chặt ý kiến, quan điểm), " tranh chấp "

Tùy duyên, thuận tự nhiên, đối diện và chấp nhận

Hình ảnh
Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên: Đói ăn, khát uống, mệt ngủ yên! Ngọc sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm: Ðối cảnh không (động) tâm, chớ hỏi Thiền! – Trần Nhân Tông "Tùy duyên" được lấy thí dụ đơn giản như "đói ăn, khát uống, mệt ngủ yên", nên cũng có cách nói khác là "thuận tự nhiên". Nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi chúng ta sống quá nhanh, làm việc như cái máy thì chúng ta không còn khả năng nhận ra những cái "duyên" hay cái "tự nhiên" đó nữa. Khi bị lập trình trong đầu rằng "phải làm cái này, phải không được làm cái kia", chúng ta say mê làm việc quên ăn quên ngủ, không thấy đói không thấy mệt, nên cứ tưởng mình là "siêu nhân". Đến khi ăn thì dù bụng đã no nhưng miệng vẫn thèm nên lại ăn tiếp, ăn hại cái thân; đến khi ngủ thì nằm xuống mà tâm chẳng dừng nên ngủ chẳng yên; hay khi mệt quá phải nằm vật xuống thì chẳng còn muốn dậy nữa. Ở đời, chúng ta thường cứ nhảy qua nhảy lại giữa 2 thái cực đó: Làm cho cố để hò

3 cấp độ Định

Hình ảnh
Khi nói tới "định", ta thường nghĩ tới sự tập trung tư tưởng, như trạng thái tâm đạt được thông qua thực hành thiền chỉ ( śamatha , concentration meditation). Nhưng ở đây mình dùng chữ "định" ( samādhi ) để nói tới trạng thái tâm cân bằng ("xả", equanimity ), mềm dẻo, trong sáng, vững chắc trước mọi hoàn cảnh, giống như tâm đạt được nhờ thực hành Tứ thần túc . Nếu thiền chỉ ( śamatha ) tương đương với cấp đầu tiên "tĩnh định", thì 2 cấp sau "động định" và "thức định" là khả năng định tâm cần thiết để thiền quán ( vipassanā ) nhằm phát huy trí tuệ sáng suốt trong cuộc sống hằng ngày . Tĩnh định (định vào cái tĩnh, absorption into the static, ◯): Đầu tiên là định tâm vào một đối tượng tĩnh, như hình vẽ, vòng tròn, quang cảnh, một điểm trên cơ thể, v.v. Đây là cách nhiếp tâm, trói tâm vào một đối tượng tĩnh để cho nó yên lặng lại, và thường được áp dụng cho người mới tập thiền. Kế tiếp, hành giả ngồi thiền hoặc