Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

Giác ngộ toán học

Hình ảnh
Al-Khwarizmi , nhà bác học Ba Tư đã giác ngộ ra nghệ thuật tính toán bằng cách hoàn thiện (phục hồi) và cân bằng, là cha đẻ ra ngành "đại số" với các "thuật toán" căn bản của toán học, từ đại số tới lượng giác, từ thiên văn tới địa lý. Algebra (đại số) là cách nói trại từ "Al-Jabr" (الجبر), tức "Phục hồi / Hoàn thiện", là tên ngắn gọn của cuốn " Cẩm nang (Tóm tắt) về Tính toán bằng Hoàn thiện (Phục hồi) và Cân bằng " mà al-Khwarizmi đã viết vào khoảng năm 820. Algorithm (thuật toán) là cách nói trại từ chính tên nhà bác học "al-Khwarizmi", người tìm ra những kỹ thuật biến đổi đẳng thức cơ bản như "cộng thì chuyển vế đổi dấu, nhân thì chuyển vế nghịch đảo" mà chúng ta được học trong đại số từ thời phổ thông. Tính toán mà có liên quan gì tới "hoàn thiện, phục hồi, cân bằng"?! Quả thực tính toán ngày nay chỉ còn là những công thức rỗng ruột nên hầu hết chúng ta không còn biết và cảm nhận được nhữ

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

Hình ảnh
Lâu lâu 2 ông cụ nhà mình mới có dịp gặp nhau, ấy thế mà nói được vài câu là đã mâu thuẫn rồi: Ô.Ngoại: Tôi đi được 3 mét rồi ông mới đi được có 1 mét. Sao ông đi chậm vậy?! Ô.Nội: Mỗi bước tôi đi được 3 tấc còn ông mỗi bước chỉ được có 1 tấc. Sao ông bước ngắn thế?! Ô.Ngoại: Tôi bước ngắn nhưng mà nhanh, ông so từng bước thế sao được?! Trong lúc ông bước được một bước 3 tấc của ông thì tôi đã bước được 9 bước, tức là 9 tấc rồi. Rốt cuộc tôi vẫn hơn! 😃 Ô.Nội: Đó chỉ là số đo bên ngoài thôi! Mình phải biết tiết kiệm sức chứ: Này nhé, tôi bước dài và chậm còn ông bước ngắn và nhanh nên một bước của tôi cũng tốn sức bằng với một bước của ông thôi. Nếu như trong một chuyến đi, nếu mình đủ sức cho 1000 bước, thì ông đi được 100 mét đã mệt, còn tôi đi được tới 300 mét mới mệt. 🙂 ... Nói qua nói lại, ai cũng có cái hay riêng của người đó, nên rốt cuộc chẳng ai hơn ai. Ấy gọi là "tương đối" vậy. 😉 Như trên sơ đồ bên dưới, nếu đem vector ông Ngoại (OPs) và vector ông Nội (