Các cơ chế "tránh né nỗi đau"

Thành thật với nỗi đau của mình, đó chính là thứ làm cho tôi bất khả chiến bại.
– Nayyirah Waheed
Cái "đầu óc lươn lẹo" này có nhiều cách "tự gạt mình" để tránh né nỗi đau của chính mình, nhưng cả thảy đều để lại hậu quả xấu lâu dài: 
  • Chối bỏ nỗi đau (denial): Việc cho rằng "tôi không đau", hay "tôi không có vấn đề" giống như tự bịt mắt mình lại khi thấy mình đang lao xuống vực sâu vậy. Đây là cơ chế tự vệ thông dụng nhất, mà cũng vô dụng nhất, vì mọi ảnh hưởng xấu của nỗi đau không những không mất đi mà còn bị làm cho tệ hại hơn vì sự "không thấy đường đi" của mình.
  • Tìm sự thay thế (replacement): Cũng thông dụng không kém, đó là tìm những thứ vui thú, dục lạc, đam mê khác để hòng lấp đi nỗi đau và cái "lỗ hổng" ở trong lòng mình. Nhưng tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa, hậu quả của việc mình bị cuốn, bị nghiện vào những thứ thay thế đó còn làm cả đời mình lụn bại.
  • Đè nén nỗi đau (suppression): Người mạnh mẽ hơn một tí thì nén nó vào bên trong, nuốt nước mắt ngược vào trong, tìm mọi cách để "quên nó đi", nhưng thực ra là chỉ đẩy nó vào sâu bên trong bóng tối vô thức mà thôi. Thế là như quả bong bóng, càng nén vào trong thì sau này nó nổ ra càng khủng khiếp.
  • Chèn ép nỗi đau (repression): Không nén hẳn vào trong không cho nó thoát ra, cũng chẳng "chối bỏ" hẳn, cơ chế tự vệ này đẩy nỗi đau sang 1 bên, sang một phần khác của tâm hồn để phần bên này được hết đau. Rốt cuộc là hình thành những "con người" (nhân cách) khác nhau trong chính mình mà chúng lại chẳng thèm nhìn mặt nhau, quay lưng với nhau. Rốt cuộc con người mình luôn tự mâu thuẫn mà không biết.
  • Chuyển nỗi đau qua người khác (displacement): Bằng sự tức giận, thù oán người khác, đổ lỗi cho người khác, mình làm người khác đau để được cảm giác "hả dạ", để không phải "đau một mình"... Nhưng vô tình mình lại khiến cho cả thế giới xung quanh trở thành thù địch, tự mình thấy "ai cũng khốn nạn" và khiến ai cũng thấy mình là một kẻ khốn nạn.
*** Chỉ có bình tĩnh sáng suốt đối diện với nỗi đau để chữa lành chúng, thì mình mới thực sự mạnh mẽ lên được.
Cái mạnh mẽ này khác với cái mạnh mẽ của sự đè nén hay những phản ứng bạo lực (trong displacement) ở chỗ đây là sự mạnh mẽ từ bên trong. Tại sao từ bên trong? Bởi vì mình đã tiêu hóa được nỗi đau, giống như mình đã được "tiêm vắc-xin" bằng nỗi đau đó vậy, nên từng tế bào, từng giọt máu của mình đã được "miễn dịch" với nỗi đau đó vậy.

Nhận xét

ComputerBoy đã nói…
fb post: https://www.facebook.com/lexuandinhct/posts/2424047984279141

Bài đăng phổ biến từ blog này

Flan, một cái bánh, ôi quá nhiều cái tên!

Những mẩu chuyện Phá chấp

Chỉ một chữ "Thương"

Giác ngộ toán học

Nhân Duyên Nghiệp Quả

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

12:00 am / 12:00 pm ??!

Spirorus, the structure of spacetime ;)

Các tầng Ý nghĩa của các con Số

Một giấc mơ thú vị & những ý nghĩa sâu sắc