Giác ngộ toán học
Al-Khwarizmi, nhà bác học Ba Tư đã giác ngộ ra nghệ thuật tính toán bằng cách hoàn thiện (phục hồi) và cân bằng, là cha đẻ ra ngành "đại số" với các "thuật toán" căn bản của toán học, từ đại số tới lượng giác, từ thiên văn tới địa lý.
- Algebra (đại số) là cách nói trại từ "Al-Jabr" (الجبر), tức "Phục hồi / Hoàn thiện", là tên ngắn gọn của cuốn "Cẩm nang (Tóm tắt) về Tính toán bằng Hoàn thiện (Phục hồi) và Cân bằng" mà al-Khwarizmi đã viết vào khoảng năm 820.
- Algorithm (thuật toán) là cách nói trại từ chính tên nhà bác học "al-Khwarizmi", người tìm ra những kỹ thuật biến đổi đẳng thức cơ bản như "cộng thì chuyển vế đổi dấu, nhân thì chuyển vế nghịch đảo" mà chúng ta được học trong đại số từ thời phổ thông.
Tính toán mà có liên quan gì tới "hoàn thiện, phục hồi, cân bằng"?! Quả thực tính toán ngày nay chỉ còn là những công thức rỗng ruột nên hầu hết chúng ta không còn biết và cảm nhận được những ý nghĩa thâm sâu vi diệu của nó.
0 = -1 + 1
(Không = Âm + Dương)
"Không" chẳng phải là "không có gì" mà là sự dung hoà giữa Âm và Dương, nhờ có cả Âm và Dương mà Không được cân bằng, điều hoà. Trong vật lý thì mọi lực đều là "lực phục phồi", tức "lực kéo quay trở về điểm cân bằng (0)".
Cái Không = cân bằng tất cả cái Có
Tự do = cân bằng tất cả các ràng buộc
Tĩnh = cân bằng tất cả các chuyển động
Không gian = triệt tiêu tất cả vật chất
Vô hướng = tổng tất cả các hướng
Sự phát triển là sự bung ra, phân chia, rẽ nhánh ra, nên gọi là "mũi tên phát triển" (↑). Nhưng muốn hoàn thiện thì phải quay trở về gốc để hoàn tất "vòng tròn hoàn hảo" (◯). Ngay chữ Hán "hoàn" cũng vừa có nghĩa là "đầy đủ, trọn vẹn" [完] (như "hoàn tất"), vừa có nghĩa là "tròn" [丸] (như "cao đơn hoàn tán"), vừa có nghĩa là "quay trở lại" [還] (như "cải lão hoàn đồng").
Đi là để trở về;
Lên tới đỉnh chưa phải là leo núi;
Xuống tới đáy chưa phải là lặn biển;
Quay trở về được mới là cái đích thực sự.
Source: fb 16th May 2024
Nhận xét
Cám ơn a