Chữ Nôm: văn hóa cổ truyền và thời đại thông tin

Chữ Nôm: văn hóa cổ truyền và thời đại thông tin: "Chữ Nôm ra đời đã tạo điều kiện cho nền văn hoá thành văn của dân tộc và tiếng Việt văn học hình thành và phát triển. Chữ Nôm hình thành và phát triển trong quá khứ thực sự đã trở thành công cụ không thể thiếu được cho nhiều thế hệ người Việt Nam diễn đạt tư tưởng và trí tuệ cũng như tình cảm trong nhiều tác phẩm thành văn của các thời đại trước.
...

Tập thơ chữ Nôm đầu tiên là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thế kỉ 15.

Tiếp sau đó là hàng loạt các tác phẩm diễn ca lịch sử như Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ 16), Việt sử diễn âm (thế kỉ 17) v.v..

Các tác phẩm truyện thơ và ngâm khúc liên tiếp xuất hiện trong các thế kỉ 17 cho tới tận đầu thế kỉ 20.

Đỉnh cao văn học là Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm đều đã được viết bằng chữ Nôm.

Các tác phẩm Nôm như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến... vẫn còn được rất nhiều người ưa chuộng cho tới ngày nay.
...

Có thể nói ngày nay, số người biết chữ Nôm nhiều hơn cả là trong Phật giáo.
Như vậy trong thực tế, bên ngoài giới nghiên cứu và giới Phật học thì hầu như mọi người dân thường không còn biết tới chữ Nôm nữa. Chừng nào mà việc sử dụng chữ Nôm còn chưa có cơ hội phổ cập cho nhiều người dân dùng thì chừng đó nó còn có thể tiếp tục mai một đi.

Tuy nhiên sự ngưỡng mộ và lòng mong muốn sử dụng chữ Nôm ở từng con người Việt Nam không phải là đã tắt. Trong nhiều gia đình Việt nam vẫn còn lưu truyền các cuốn gia phả của dòng họ do nhiều thế hệ trước để lại. Chúng được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm để ghi lại tên tuổi, thế thứ, công trạng của những người trong dòng họ. Đây là tài liệu lưu trữ quí giá của các gia đình, dòng họ.
Mối quan tâm tới chữ Nôm thể hiện nhiều ở những người lớn tuổi, những người có thời gian tìm hiểu, suy ngẫm về cuộc đời, dòng họ, dân tộc. Và còn có những khát khao lớn của các thế hệ mới để có thể hiểu được phần lịch sử gần gũi của ông cha để lại.

Tất cả các áng văn thơ, các tác phẩm kiệt xuất trong lịch sử thư tịch Việt Nam còn lưu giữ lại cũng là trong chữ Hán Nôm.
Các tác phẩm này đều đã có niên đại hàng mấy trăm năm và một số tài liệu đang trong quá trình bị thời gian huỷ hoại, mặc dầu đã được bảo quản cẩn thận.
...

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với việc hình thành các kho tri thức, thông tin điện tử trên mạng Internet là một hình mẫu lí tưởng để có thể thúc đẩy sự trở lại của chữ Nôm trong lòng người Việt Nam và trong các hoạt động xã hội.

Trong kì họp lần thứ 5 của Nhóm nghiên cứu liên hợp Trung Nhật Hàn (China/Japan/Korea Joint Research Group - gọi tắt là CJK-JRG) tổ chức tại Honolulu, Hawai, Mĩ năm 1992, Việt Nam lần đầu tiên đã có đại diện chính thức tham dự kì họp này và đã đưa ra yêu cầu: Đưa chữ Nôm vào kho chữ chung của các chữ biểu ý. (ví dụ)
Thống nhất các chữ Nôm vốn trùng với chữ Hán và đề nghị bổ sung thêm 1772 chữ Nôm thuần Việt không trùng chữ Hán vào bảng mã này.
...

Mặc dầu đã thu được một số kết quả trong cố gắng bước đầu đưa chữ Nôm vào bộ mã quốc tế, song khả năng thực thi tiếp các vấn đề kĩ thuật tin học hoá ở trong nước vẫn còn là điều nan giải và khó khăn. Đội ngũ cán bộ tin học tại chính Viện Hán Nôm vẫn còn yếu và chưa có người đủ tầm cỡ đến quán xuyến một công việc có tầm vóc lớn, chưa nói đến việc còn nhiều người khác chưa hiểu được hết công việc này. Khả năng kĩ thuật tin học của Viện Hán Nôm trong thời gian trước mắt chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhưng Viện có khả năng hấp thu và sử dụng các kĩ thuật, phần mềm công cụ mới nếu được trang bị và huấn luyện thích đáng.

Có thể cần xem xét tới việc hình thành ra một phong trào hiện đại hoá công nghệ dùng cho chữ Nôm để động viên giới công nghệ thông tin tích cực tham dự và hậu thuẫn cho việc sử dụng kĩ thuật mới. Nên đề cập tới vấn đề treo các giải thưởng tin học để khuyến khích cho các tài năng trẻ phát triển các phần mềm xử lí cho chữ Nôm, thậm chí cả với việc đưa văn bản chữ Nôm vào trong máy tính. Việc tổ chức các đại hội văn hoá chữ Nôm để khuyến khích các gia đình giới thiệu những tài liệu cổ trong chữ Hán-Nôm mà mình còn giữ và sau đó giúp đỡ họ trong công tác in ấn là điều rất nên làm. Tất cả những điều này sẽ được mọi người dân hưởng ứng nếu có chủ trương và sự động viên của Nhà nước.
...

Các chính quyền tại Việt Nam trong lịch sử không phải đã rất chú trọng tới việc bảo tồn và phát huy chữ Nôm như một thứ chữ của dân tộc. Chính nhân dân trong lịch sử mới là người đứng ra gìn giữ và phát huy chữ Nôm như một công cụ diễn đạt tư tưởng, văn hoá của mình.
...

Các cuộc chiến tranh lớn với Trung hoa, Pháp, Nhật và Mĩ cũng không thể nào phá huỷ được cây cầu nối chúng ta với lịch sử dân tộc qua chữ Nôm, chúng chỉ phá huỷ được một phần nhỏ di sản vật chất của vốn văn hoá tinh thần này. Nhưng nếu chúng ta không có ý thức gìn giữ, không làm gì để khôi phục và phát huy chữ Nôm, thì thực sự chính chúng ta là người phải chịu tránh nhiệm cho sự sập đổ của cây cầu này. Vai trò của giới trí thức và trong công việc này rõ ràng rất lớn, trách nhiệm của Nhà nước trong công việc này là không nhỏ. Nếu trong lịch sử, nhân dân (kể cả nho sĩ) là người cưu mang, gìn giữ và phát huy chữ Nôm, thì ngày nay trách nhiệm này dồn vào tầng lớp trí thức và nhà nước, bởi vì tầng lớp nho học trong nhân dân không còn nữa. Nếu trong nhân dân không hình thành nên được một lớp người am hiểu và ham thích khai thác nghiên cứu về chữ Nôm, thì sự sập đổ cây cầu nối với quá khứ qua chữ Nôm là điều chắc chắn. "

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

☯ Làm mịn hình sóng = Âm-Dương giao hòa = Giải thoát

Cây Kiến Thức & nguồn gốc của Khổ đau

"Logistic" là gì?!

3 chặng đúng-sai

Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa

Con ngươi, đồng tử, pupil

Chỉ một chữ "Thương"

Con Ukhoatpklà 😃

Cái sướng của vô minh (The bliss of ignorance)