Cái đích là chân trời
Hai thầy trò sau một tuần thưởng thức phong cảnh hữu tình ở núi Cực Lạc thì sáng ra thầy lại giục trò lên đường đi tiếp.
― Đi thôi con, đừng để mình chìm đắm vào chỗ này.
― Ủa, chẳng phải chúng ta đã tới đích rồi sao?! Đi bao nhiêu lâu, mất bao sức lực, mồ hồi và cả máu mới tới được đích... không hưởng thành quả mà còn đi đâu nữa thầy?!
― Ta đã cho con hưởng thụ cả tuần qua rồi đó thôi, nếu con thấy chưa đủ thì cứ ở lại hưởng thụ đi, thầy đi một mình.
― Vấn đề không phải là hưởng thụ, con theo thầy là để tới chỗ giải thoát chứ không phải để hưởng thụ. Nếu thích hưởng thụ thì còn đã ở lại trong đời rồi, có bao nhiêu thú vui ở đó chứ theo thầy lên núi chi cho mệt vậy?!
― Nếu còn muốn giải thoát thì theo ta đi tiếp.
― Nhưng tại sao phải đi tiếp khi chúng ta đã tới được đích giải thoát?
― Đây không phải là đích.
― Rõ ràng hồi ở trong thành phố, khi con hỏi “đi đâu để tìm được tự do” thì thầy đã chỉ tay về phía ngọn núi này mà.
― Lúc đó trong thành phố bị nhà cửa che khuất tầm mắt nên ta phải chỉ ngọn núi cao để cho con thấy thôi, chứ thực ra ý ta muốn nói rằng “cái đích nằm ở chân trời”.
― Vậy là không bao giờ tới được đích sao 😮💨?!
― Tới được.
― Vậy thầy đã tới đích chưa?
― Ta tới rồi.
― Thầy nói dối! Ngày xưa trong thành phố con chưa thấy chân trời bao giờ thì thầy còn có thể lừa con được, chứ mấy tháng nay đi ra ngoài thì con đã chứng thực rồi: Chân trời là vô tận, mình càng đi tới bao nhiêu thì nó càng lùi về xa bấy nhiêu, nên không thể nào chạm được tới chân trời đâu.
― Ta không lừa con, ta chỉ nói theo những gì con có thể thấy và hiểu được. Ngày trước ta không nói “đích là chân trời” vì lúc đó con chưa thấy và hiểu rõ chân trời là gì. Hôm nay ta cũng không lừa con, ta chỉ nói theo những gì con đang thấy mà thôi. Này, nhìn thẳng về trước, con có thấy chân trời không?
― Con thấy chân trời như một đường thẳng trước mặt, nhưng đó chỉ là ảo giác, thực ra không có đường đó!
― Ta chỉ hỏi có thấy hay không?!
― Dạ có thấy.
― Giờ quay về phía sau, con có thấy chân trời không?
― Dạ thấy.
― Con nhìn cả trái lẫn phải đi xem có thấy chân trời không?
― Thôi khỏi! Trên đỉnh núi 🗻 này thì dòm đâu chẳng thấy chân trời, thầy đừng hỏi những câu thừa thải như vậy nữa!!!
― Thấy rồi thì đi thôi!
― Đi chẳng bao giờ tới thì đi làm gì cơ chứ?!!!
― Ta đã tới rồi nên mới dẫn con đi. Con không muốn đi thì cứ ở lại đây.
― Khoan, thầy không được đi! Thầy còn nợ con lời giải thích làm sao thầy có thể tới được cái chân trời vô tận đó!
― Ta tới được bằng cách kéo chân trời về ngay dưới chân ta.
― 😮 Làm sao có thể được...
― Ta đã bảo là điều này con chưa thể hiểu được mà! Tại con ép thì ta mới phải nói thôi.
― ...
Source: fb post Apr.2023
― Đi thôi con, đừng để mình chìm đắm vào chỗ này.
― Ủa, chẳng phải chúng ta đã tới đích rồi sao?! Đi bao nhiêu lâu, mất bao sức lực, mồ hồi và cả máu mới tới được đích... không hưởng thành quả mà còn đi đâu nữa thầy?!
― Ta đã cho con hưởng thụ cả tuần qua rồi đó thôi, nếu con thấy chưa đủ thì cứ ở lại hưởng thụ đi, thầy đi một mình.
― Vấn đề không phải là hưởng thụ, con theo thầy là để tới chỗ giải thoát chứ không phải để hưởng thụ. Nếu thích hưởng thụ thì còn đã ở lại trong đời rồi, có bao nhiêu thú vui ở đó chứ theo thầy lên núi chi cho mệt vậy?!
― Nếu còn muốn giải thoát thì theo ta đi tiếp.
― Nhưng tại sao phải đi tiếp khi chúng ta đã tới được đích giải thoát?
― Đây không phải là đích.
― Rõ ràng hồi ở trong thành phố, khi con hỏi “đi đâu để tìm được tự do” thì thầy đã chỉ tay về phía ngọn núi này mà.
― Lúc đó trong thành phố bị nhà cửa che khuất tầm mắt nên ta phải chỉ ngọn núi cao để cho con thấy thôi, chứ thực ra ý ta muốn nói rằng “cái đích nằm ở chân trời”.
― Vậy là không bao giờ tới được đích sao 😮💨?!
― Tới được.
― Vậy thầy đã tới đích chưa?
― Ta tới rồi.
― Thầy nói dối! Ngày xưa trong thành phố con chưa thấy chân trời bao giờ thì thầy còn có thể lừa con được, chứ mấy tháng nay đi ra ngoài thì con đã chứng thực rồi: Chân trời là vô tận, mình càng đi tới bao nhiêu thì nó càng lùi về xa bấy nhiêu, nên không thể nào chạm được tới chân trời đâu.
― Ta không lừa con, ta chỉ nói theo những gì con có thể thấy và hiểu được. Ngày trước ta không nói “đích là chân trời” vì lúc đó con chưa thấy và hiểu rõ chân trời là gì. Hôm nay ta cũng không lừa con, ta chỉ nói theo những gì con đang thấy mà thôi. Này, nhìn thẳng về trước, con có thấy chân trời không?
― Con thấy chân trời như một đường thẳng trước mặt, nhưng đó chỉ là ảo giác, thực ra không có đường đó!
― Ta chỉ hỏi có thấy hay không?!
― Dạ có thấy.
― Giờ quay về phía sau, con có thấy chân trời không?
― Dạ thấy.
― Con nhìn cả trái lẫn phải đi xem có thấy chân trời không?
― Thôi khỏi! Trên đỉnh núi 🗻 này thì dòm đâu chẳng thấy chân trời, thầy đừng hỏi những câu thừa thải như vậy nữa!!!
― Thấy rồi thì đi thôi!
― Đi chẳng bao giờ tới thì đi làm gì cơ chứ?!!!
― Ta đã tới rồi nên mới dẫn con đi. Con không muốn đi thì cứ ở lại đây.
― Khoan, thầy không được đi! Thầy còn nợ con lời giải thích làm sao thầy có thể tới được cái chân trời vô tận đó!
― Ta tới được bằng cách kéo chân trời về ngay dưới chân ta.
― 😮 Làm sao có thể được...
― Ta đã bảo là điều này con chưa thể hiểu được mà! Tại con ép thì ta mới phải nói thôi.
― ...
Source: fb post Apr.2023
Nhận xét