Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?


Núi Phú Sĩ, niềm tự hào của người dân xứ sở hoa anh đào.
Biểu tượng của đất nước mặt trời mọc - ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ - lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì hơi bí ẩn ở đây: Ngọn núi này quá to và hoạt động quá mạnh so với vị trí của nó.

Phú Sĩ nằm trên một đới hút chìm, là ranh giới giữa hai mảng thạch quyển. Tại đây, mảng thạch quyển Philippine chìm xuống bên dưới Nhật Bản. Quá trình này làm nóng chảy đá, tạo ra rất nhiều túi dung nham nhỏ.

Thông thường, núi lửa hình thành trong những khu vực như vậy có xu hướng yên tĩnh (ít khi phun trào) và bé nhỏ, đơn giản bởi chúng không nhận đủ lượng magma cần thiết để to ra và hoạt động mạnh hơn.

Nhưng Phú Sĩ lại cao bất thường, và tạo ra vật liệu với tốc độ khoảng 10.000 kilomét khối sau 100.000 năm, lớn hơn các núi lửa khác ở điều kiện tương tự. Thêm nữa, dung nham của nó lại hơi giống với loại được tạo ra ở các dãy núi giữa đại dương (nơi hai mảng thạch quyển tách rời nhau, để magma ở dưới sâu phun trào lên).

Koki Aizawa và cộng sự tại Đại học Kyoto mới đây tin rằng họ đã biết lý do vì sao. Nhóm khẳng định họ đã khám phá ra một vết "rách" trong mảng thạch quyển biển Philippine ở ngay bên dưới chân Phú Sĩ. Từ vết rách này, một lượng lớn manti đã dâng lên, lấp đầy khoang chứa dung nham của ngọn núi, khiến cho núi lửa cao thêm và hoạt động mãnh liệt hơn các anh chị em của nó.

Aizawa và cộng sự phỏng đoán vết rách này được tạo ra khi hai mảng lục địa ở gần đó va vào khoảng 2 triệu năm trước đây.

B.H. (theo NewScientist)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

☯ Làm mịn hình sóng = Âm-Dương giao hòa = Giải thoát

"Logistic" là gì?!

Cây Kiến Thức & nguồn gốc của Khổ đau

3 chặng đúng-sai

Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa

Con ngươi, đồng tử, pupil

Chỉ một chữ "Thương"

Con Ukhoatpklà 😃

Cái sướng của vô minh (The bliss of ignorance)