NHẬT BẢN

* TÍNH CÁCH NHẬT BẢN
Người Nhật là những người rất kỷ luật , xã hôi của họ phân chia thành những nhóm cố kết rất chặt chẽ.Sức lôi cuốn của nhóm và ước muốn được hoà mình vào nhóm là phần căn bản trong tính cách người Nhật.Người Nhật luôn thuộc một nhóm nào đó- như gia đình chẳng hạn- vì nó mang lại cho họ cảm giác an toàn .Họ hy sinh phần lớn cá nhân mình để đổi lấy cảm giác an toàn được thuộc về một nhóm nào đó.
Đơn vị nhóm cơ bản là gia đình , giống như trong hầu hết các xã hội khác.Mặc dù họ vẫn duy trì mối ràng buộc gia đình hoặc gia đình mở rộng trong suốt cuộc đời , nưng người Nhật còn đi xa hơn và chuyển mối ràng buộc này vào hầu hết các lĩnh vực khác trong cuộc sống, như trường học, công sở...Trong lĩnh vực luật pháp, các trạng sư Nhật Bản tham khảo ý kiến của các tập thể mà họ là thành viên , như mura chẳng hạn.
Sự gắn bó mạnh mẽ vào các tập thể cũng có mặt trái của nó.Nó có thể khơi dậy tình cảm bài trừ người ngoài, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn coi thường nhũng tập thể lớn hơn và có thế lực hơn mà họ cũng thuộc vào đó.Họ tuân thủ các tác phong và nghi thức giúp kiềm chế chủ nghĩa cá nhân , và người lãnh đạo nhóm có thể trông đợi một sự phục tùng mù quáng, và lợi dụng tập thể cho mục đích cá nhân.Nó cũng có thể khoá chặt cuôc đời một con người trong tập thể suốt đời.
*CÁC MỐI QUAN HỆ
Có những lực lượng mạnh mẽ hiện diện trong các tập tể người Nhật để gắn kết họ lại với nhau.Các quan hệ oyabun-kobun, sempai-kohai, và doryo được vun đắp ngay từ thuở ấu thơ.
Oyabun-kobun là quan hệ cha con .Ở Nhật Bản , quan hệ này mạnh mẽ hơn nhiều so với các quốc gia khác.Nó không chỉ là thái độ kính trọng của con cái đối với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cai.
Sempai- kohai là mối quan hệ già trẻ và trên dưới.Nó là mối quan hệ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc kiềm chế sự nhịêt tình hăng hái và bồng bột nông nổi của tuổi trẻ và giữ cho lớp già gần gũi hơn với tân tư, tình cảm của con em họ.
Doryo là tình bằng hữu được hình thành từ trong nhà trường.Nó thường là một tình cảm được mang theo trong suốt cuộc đời của người Nhật Bản.
* XÃ HÔI THỨ BẬC
Các mối quan hệ oyabun- kobun , và sempai- kohai đặt con người trong hàng loạt các thứ bậc: một người vừa là cha và cũng đồng thời là con, là sempai hay là kohai tuỳ theo những tình huống khác nhau.Những mối quan hệ này sắp đặt người Nhật trong một loạt các nấc thang xã hội, làm cho nó trở thành một xã hội theo thứ bậc .Mọi người đều được xếp theo thứ bậc.Việc xếp thứ bậc đem lại cho mỗi thành viên cộng đồng một vị trí xác định.Nó là một giải pháp cho các xung đột khi tranh giành , trong tham vọng và đố kỵ; nếu vị trí của một người được xác định dứt khoát và rõ ràng, thì các tình cảm đó sẽ bị triệt tiêu.
Người Nhật làm thế nào giải quyết được vấn đề"bất bình đẳng" , vốn là một hệ quả tất yếu của xã hội phân theo thứ bậc?.-Rất đơn giản , việc phân thứ bậc này được chấp nhận hoàn toàn trong tâm khảm của họ.Nhiều xã hội khác cũng bị chia rẽ thành các đẳng cấpvà các tầng lớp theo các nấc thang xã hội.Người Nhật có một niềm tin sâu sắc rằng ở đâu thì cũng là như vậy cả. NgườiNhật có xu hướng phân thứ bậc đối với mọi chuyện: các trường đại học, các sản phẩm hay trình độ tay nghề chẳng hạn .Tâm lý đó hình thành cùng với ham muốn đạt mọi thứ đều là ichiryu ( hạng nhất) nếu có thể được.Bằng cách đó nó trở thành sự nỗ lực phấn đấu cho chất lượng hàng đầu.
_Trích từ " Đối thoại với các nền văn hoá"_

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Flan, một cái bánh, ôi quá nhiều cái tên!

Những mẩu chuyện Phá chấp

Chỉ một chữ "Thương"

Giác ngộ toán học

Nhân Duyên Nghiệp Quả

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

12:00 am / 12:00 pm ??!

Spirorus, the structure of spacetime ;)

Các tầng Ý nghĩa của các con Số

Một giấc mơ thú vị & những ý nghĩa sâu sắc