Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2024

Cảm = Bệnh = Pathos; Đam mê = Đau khổ = Passion

Hình ảnh
Cảm = Bệnh = Pathos Hôm qua trên đường về nhà, mình nghĩ về “thần giao cách cảm” nhưng bỗng khựng lại ở từ “telepathy”. Mình bảo “chắc mình nhớ lộn rồi, phải là tele-gì-đó chứ không thể là ‘tele-pathy’ được vì ‘-pathy’ nghĩa là ‘bệnh’ mà!” Hôm nay tra lại thì thấy đúng “telepathy” = “thần giao cách cảm”, và đúng “-pathy” = “cảm” lẫn “bệnh”: Cảm: sympathy (thông cảm), empathy (đồng cảm), apathy (vô cảm), antipathy (ác cảm), telepathy (thần giao cách cảm) Bệnh: psychopathy (bệnh tâm thần), pathogen (mầm bệnh), pathology (bệnh lý học), và cả đống thuật ngữ y học về bệnh với “-pathy” hay “patho-” Vậy thì mấy đứa bệnh tâm thần như mình thực ra cũng là những kẻ cảm nhận sâu sắc về tâm thần 🤪, và ai có khả năng thần giao cách cảm thì chẳng qua cũng chỉ là bị bịnh từ xa, bịnh cảm giác từ xa mà thôi. Cái gốc “-pathy” trong tiếng Anh là từ gốc “pathos” trong tiếng La Mã cổ đại vốn có cả 2 nghĩa “cảm nhận” và “đau khổ”. Kẻ nào có nhiều cảm nhận cũng là kẻ chịu nhiều đau khổ... từ ngàn x

Cái Thức thanh tịnh nơi Mắt bão

Hình ảnh
soliton "sai hỏng topo" (topological defect) Falaco soliton

Dành cho những người phụ nữ mạnh mẽ

Hình ảnh
Từ nhỏ mình đã thích những người phụ nữ mạnh mẽ, có lẽ vì ảnh hưởng từ mẹ, nên có duyên tiếp xúc nhiều. Nhưng càng tiếp xúc mình càng thấy người thực sự mạnh mẽ từ bên trong rất rất hiếm, kể cả đàn ông, những kẻ thuộc về "phái mạnh", chứ đừng nói chi đến phụ nữ. Hôm nay tình cờ đọc phải cái status "tự sướng" này của những người phụ nữ mạnh mẽ, bao nhiêu ký ức đau buồn bỗng dâng trào toàn những kết cục thương đau của người thân mình sau những thời gian dài (có khi cả đời) tự huyễn hoặc bản thân về sự "mạnh mẽ" theo kiểu này : "Nếu bạn đã từng Khóc cả đêm mà không để ai biết Sáng hôm sau vẫn quần áo chỉnh tề và vui vẻ ra khỏi nhà Thì chắc chắn rằng bạn đã ĐỦ MẠNH MẼ để vượt qua mọi thứ mà KHÔNG CẦN AI GIÚP ĐỠ" -- PhunuToday.vn (Xem thêm sác cơ chế "tránh né nỗi đau" .) Có người phụ nữ dù đang rất buồn và khó chịu trong lòng nhưng hễ khách tới nhà là luôn niềm nở tươi cười, thậm chí đối với n

Cây cầu Vô Thường

Hình ảnh
Một cây cầu bắc trên bờ và dừng lại ngay cạnh dòng sông?! - Cầu này xây chưa xong chăng? - Không! Nó vừa mới xây xong và khánh thành được có vài tháng trước (so với thời điểm chụp hình trên). Đó là cầu Choluteca Mới (Nuevo Puente Choluteca) do người Nhật xây bắc qua con sông Choluteca ở Honduras, Trung Mỹ. - Vậy sao nó kỳ lạ vậy? - Số là nó được xây từ năm 1996 tới 1998, nhưng vừa khánh thành được vài tháng thì cả Honduras bị siêu bão Mitch càn quét khiến 6000 người chết, 8000 người mất tích, hầu hết cầu trên sông Choluteca đều bị sập hoặc hư hại nặng... duy có cây cầu Choluteca Mới này là gần như nguyên vẹn! Cả thảy đường sá 2 bên chân cầu đã bị lũ quét đi hết nên nó mới trơ trọi như vậy. (Xem hình dưới đây và báo cáo này .) - Nhưng sao con sông lại chảy bên cạnh? - Đời bể dâu mà, biển cả còn biến thành nương dâu, sông còn cạn đá còn mòn, chứ việc con sông nó đổi dòng "lách" qua một bên thì có gì lạ đâu! Trong cơn siêu bão Mitch với sức gió tối đa tới 250 km/h

Máy xoay so với máy bước

Hình ảnh
Hầu hết động cơ máy móc của con người chế ra đều dựa trên chuyển động tròn xoay. Chỉ gần đây khi AI phát triển thì người ta mới chế ra được những robot đi bằng 2 chân . Còn trong thế giới sinh hóa thì Mẹ Thiên Nhiên lại chế ra các động cơ hầu hết dựa trên chuyển động "bước chân": Từ những động vật đi bằng 2 chân, 4 chân, 2n chân, đến bên trong tế bào thì vận động co dãn cơ và sự vận chuyển hàng hóa bên trong tế bào đều dùng những phân tử protein động cơ đi bằng 2 chân. Ngay cả chuyển động "vẫy đuôi" của cái đuôi tinh trùng cũng dựa trên hàng loạt những cánh tay "nắm kéo" luân phiên hết bên này đến bên kia. Chỉ có duy nhứt chuyển động xoắn đuôi của tiên mao (lông roi) của vi khuẩn (tương tự đuôi tinh trùng) là xoay tròn . 3 loại protein động cơ ở động vật đa bào Myosin là những đôi tay lực sỹ nắm kéo sợi actin (vi sợi) trong các sợi cơ để tạo sự co cơ. Cơ bắp của chúng ta nói riêng và sự biến hình amip của tế bào nói chung hoạt động dựa trên hàng lo

Những nhà ga ngắm cảnh độc nhất vô nhị trên thế giới

Hình ảnh
Seiryu Miharashi - nhà ga giữa rừng ngắm sông Vào tháng 3/2019, tuyến đường sắt Nishiki-gawa Seiryū (tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản) đã mở một nhà ga độc nhất vô nhị ở giữa rừng núi Mikawa: không soát vé, không lối vào/ra, không dịch vụ hiện đại... mục đích duy nhất chỉ để hành khách dừng chân ngắm cảnh thiên nhiên rừng núi Mikawa hùng vĩ cùng dòng sông Nishiki uốn lượn ngay dưới chân. Wiki: Seiryu Miharashi Station Bản đồ Google: Seiryu Miharashi Station Video clip quay bằng fly-cam: Việc tiếp cận "ga ngắm cảnh" này chính thức thì chỉ có một cách là bắt chuyến xe lửa đặc biệt "tham quan / sự kiện" (event train) để được dừng ở đó khoảng 10 phút. Ngoài ra, dù không được khuyến khích, nhưng bạn hoàn toàn có thể đi xe hơi theo quốc lộ 187 dọc theo bờ đông bắc của sông Nishiki rồi bơi qua sông đến bờ bên kia là tới được nhà ga 😀 Về những cái tên: Vùng rừng núi này thuộc làng Migawa = 美川 = Mỹ Xuyên = "Sông Đẹp" Con sông đẹp này tên là Nishiki-gaw

Giác ngộ toán học

Hình ảnh
Al-Khwarizmi , nhà bác học Ba Tư đã giác ngộ ra nghệ thuật tính toán bằng cách hoàn thiện (phục hồi) và cân bằng, là cha đẻ ra ngành "đại số" với các "thuật toán" căn bản của toán học, từ đại số tới lượng giác, từ thiên văn tới địa lý. Algebra (đại số) là cách nói trại từ "Al-Jabr" (الجبر), tức "Phục hồi / Hoàn thiện", là tên ngắn gọn của cuốn " Cẩm nang (Tóm tắt) về Tính toán bằng Hoàn thiện (Phục hồi) và Cân bằng " mà al-Khwarizmi đã viết vào khoảng năm 820. Algorithm (thuật toán) là cách nói trại từ chính tên nhà bác học "al-Khwarizmi", người tìm ra những kỹ thuật biến đổi đẳng thức cơ bản như "cộng thì chuyển vế đổi dấu, nhân thì chuyển vế nghịch đảo" mà chúng ta được học trong đại số từ thời phổ thông. Tính toán mà có liên quan gì tới "hoàn thiện, phục hồi, cân bằng"?! Quả thực tính toán ngày nay chỉ còn là những công thức rỗng ruột nên hầu hết chúng ta không còn biết và cảm nhận được nhữ

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

Hình ảnh
Lâu lâu 2 ông cụ nhà mình mới có dịp gặp nhau, ấy thế mà nói được vài câu là đã mâu thuẫn rồi: Ô.Ngoại: Tôi đi được 3 mét rồi ông mới đi được có 1 mét. Sao ông đi chậm vậy?! Ô.Nội: Mỗi bước tôi đi được 3 tấc còn ông mỗi bước chỉ được có 1 tấc. Sao ông bước ngắn thế?! Ô.Ngoại: Tôi bước ngắn nhưng mà nhanh, ông so từng bước thế sao được?! Trong lúc ông bước được một bước 3 tấc của ông thì tôi đã bước được 9 bước, tức là 9 tấc rồi. Rốt cuộc tôi vẫn hơn! 😃 Ô.Nội: Đó chỉ là số đo bên ngoài thôi! Mình phải biết tiết kiệm sức chứ: Này nhé, tôi bước dài và chậm còn ông bước ngắn và nhanh nên một bước của tôi cũng tốn sức bằng với một bước của ông thôi. Nếu như trong một chuyến đi, nếu mình đủ sức cho 1000 bước, thì ông đi được 100 mét đã mệt, còn tôi đi được tới 300 mét mới mệt. 🙂 ... Nói qua nói lại, ai cũng có cái hay riêng của người đó, nên rốt cuộc chẳng ai hơn ai. Ấy gọi là "tương đối" vậy. 😉 Như trên sơ đồ bên dưới, nếu đem vector ông Ngoại (OPs) và vector ông Nội (