12:00 am / 12:00 pm ??!

Các đồng hồ kim truyền thống đã để lại một hệ thống 12 giờ không phân biệt rõ ràng giữa sáng và chiều. Để làm rõ điều đó, người ta mới đặt ra 2 ký hiệu AM và PM:

  • AM = ante meridiem = trước giữa trưa (before midday) = trước 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t < 12:00 trưa.
  • PM = post meridiem = sau giữa trưa (after midday) = quá ngọ (after noon) = sau 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t > 12:00 trưa.

Nhưng bản thân 2 ký hiệu này, AM với PM, là không đầy đủ và dễ gây hiểu lầm:

Dòm sơ qua định nghĩa thì thấy ngay 1 chỗ thiếu: Thế giữa trưa, tức 12:00 trưa thì gọi là AM hay PM? Rõ ràng, theo định nghĩa thì nó không phải AM, cũng chẳng phải PM, vì lúc đó t = 12:00 trưa thì "t < 12:00 trưa" sai mà "t > 12:00 trưa" cũng sai nốt.

Suy nghĩ kỹ hơn thì còn thấy 1 chỗ thiếu nữa, đó là giữa đêm, tức 00:00 khuya (hay theo thông lệ, vẫn gọi 12:00 khuya ) thì gọi là AM hay PM? Nó là giao điểm giữa ngày trước và ngày sau. Nếu tính là thuộc ngày trước thì là PM, mà nếu tính thuộc ngày sau thì là AM!

Vậy rõ ràng, cách định nghĩa 12 giờ theo AM/PM không phù hợp ở 2 điểm 12:00 trưa và 12:00 khuya. Giải pháp tuyệt đối nhất là dùng hệ 24 giờ bắt đầu từ 00:00. Còn một giải pháp khác cho hệ 12 giờ tuy "hơi rườm rà" nhưng rất chính xác, đó là 12:00 trưa, 12:00 khuya cuối ngày, và 12:00 khuya đầu ngày (hệ 12 giờ không có truyền thống dùng 00:00!)

Còn giải pháp của Mỹ cho hệ 12 giờ với AM/PM thì lại dựa vào truyền thống "xem 12 giờ là 0 giờ" giống như cách nói "12 giờ rưỡi (12:30)" với ý nghĩa "0 giờ rưỡi (00:30)". Vậy nên 12:00 trưa phải được hiểu là 00:00 giờ trưa, tức đầu giờ chiều, tức 00:00pm, nhưng lại viết 12:00pm! Và tương tự cho 12:00 khuya, được hiểu là 00:00 khuya, tức đầu giờ sáng hôm sau, tức 00:00am, nhưng lại viết 12:00am!
Quy ước có vẻ "ngược đời" này đã làm cho nhiều người Việt Nam gặp rắc rối khi mới gặp nó, vì theo logic tự nhiên thì "11:00am + 1h = 12:00am"!!!

Trong thực tế, người ta lại thường áp dụng giải pháp "tránh đụng tới những điểm nhạy cảm": Thay vì 12:00pm, ghi 11:59am sẽ thấy rõ là giữa trưa; thay vì 12:00am, ghi 11:59pm sẽ thấy rõ là giữa khuya. Tuy nhiên, nếu cần ghi thời gian trong khoảng 1 giờ từ 12:00 tới 1:00, như "12 giờ rưỡi trưa" thì vẫn buộc phải ghi theo cú pháp 12:30pm dễ gây nhầm lẫn.

VD: So sánh giữa hệ 12h với hệ 24h:
Hệ giữa khuyagiữa trưa
24h00:0000:0101:00...11:0011:5912:00
12h12:00(am/pm?)12:01am01:00am...11:00am11:59am12:00(am/pm?)
12h (Mỹ)12:00am12:01am01:00am...11:00am 11:59am12:00pm
Hệ giữa trưagiữa khuya
24h12:0012:0113:00...23:0023:5924:00
12h12:00(am/pm?)12:01pm01:00pm...11:00pm11:59pm12:00(am/pm?)
12h (Mỹ) 12:00pm12:01pm01:00pm...11:00pm11:59pm12:00am

Nhận xét

th2tran đã nói…
Trên lý thuyết, định nghĩa AM/PM là đúng như bạn đã nêu, nhưng trên thực tế, ít ra tại Bắc Mỹ nơi tôi đang cư ngụ, người ta vẫn quen hiểu rằng 12pm là giữa trưa và 12am là nửa đêm. :-)
ComputerBoy đã nói…
> ít ra tại Bắc Mỹ nơi tôi đang cư ngụ, người ta vẫn quen hiểu rằng 12pm là giữa trưa và 12am là nửa đêm. :-)

Đó là một quy ước "kỳ quặc và ngớ ngẩn" nhất đối với người Việt Nam nói riêng (và có lẽ đối với người ngoài Bắc Mỹ nói chung). Nó đã làm tôi bối rối mấy năm về trước, và bây giờ đến lượt sinh viên của tôi gặp vấn đề với những ký hiệu "phi lý rõ ràng" đó. Thực ra đây là bản copy của 1 bài viết tôi đã post lên forum của Moodle (phần mềm hỗ trợ học đường) để giải thích cho những sinh viên đã nổi giận khi "chưa đến deadline mà đã ... dead-link". Số là deadline là 12:55(/24h), nhưng Moodle lại ghi theo hệ 12h thành "12:55pm"
ComputerBoy đã nói…
Anh Hải xem trên Wikipedia đi, tôi thấy Canadian Press (và cả NIST) cũng dùng noon với midnight thay cho "12:00pm" với "12:00am" mà!?
lylan43 đã nói…
Tôi là một bà già Bắc kỳ, mà dân Bắc kỳ thì bạn biết đấy, kể cả giáo sư, tiến sĩ, khối người vốn tiếng Anh hơi mỏng (đấy là nói lịch sự một chút). Tôi cũng không ngoại lệ. Vì vậy cũng cứ chấp nhận những gì mà người ta chấp nhận ví như 12am là 12 giờ đêm...
Đấy là hậu quả của nền GD XHCN mà chúng tôi được tiếp thu.
blog của ban có nhiều bài rất thú vị ngưng với một bà già U70 như tôi thì đọc chữ trắng trên nền xanh hơi khó vì không quen
kovalepskaia đã nói…
bạn tìm hiểu cái này cũng hay đó.
Nặc danh đã nói…
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Anh Nguyen đã nói…
Hồi trước mình cũng bị nhầm lẫn như bạn vậy đó. Nhưng sau vài lần bị "bài học nhớ đời" là nhớ luôn.

Bạn có muốn học anh văn tại Phillipines không? Bạn tham khảo tại đây nha:
http://duhocphilippine.net

Bài đăng phổ biến từ blog này

Flan, một cái bánh, ôi quá nhiều cái tên!

Những mẩu chuyện Phá chấp

Chỉ một chữ "Thương"

Giác ngộ toán học

Nhân Duyên Nghiệp Quả

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

Spirorus, the structure of spacetime ;)

Các tầng Ý nghĩa của các con Số

Một giấc mơ thú vị & những ý nghĩa sâu sắc