Yêu sao hai chữ Đồng Bào!

Lâu rồi mới quay lại diễn đàn Viện Việt Học, hôm nay dò lại những chủ đề mà mình đã tham gia, nhớ lại "một thời oanh liệt" trên đất Nôm-Việt. Trong đó, có một chủ đề tuy mình đóng góp ít nhất (1 bài) lại cũng chẳng là bài hay nhất của mình, nhưng cả bài viết đó lẫn chủ đề đó đều làm mình hết sức xúc động.

Tóm tắt lại thì câu chuyện là thế này: Hai chữ đồng bào tuy đã có từ rất xưa ở bên Trung Quốc, có lẽ từ thời Tam Quốc (theo nnt và Toàn), nhưng chỉ có nghĩa hẹp là "anh em ruột thịt" mà thôi. Ngày trước, Nguyễn Trãi cũng có nhắc đến 2 chữ đồng bào, nhưng cũng chỉ dùng với nghĩa hẹp đó thôi.

Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền,
Cành bắc cành nam một cội nên.

(Nguyễn Trãi, Bảo-kính Cảnh-giới bài 15)

Đến mãi sau này, ở thời cận đại đồng bào mới có nghĩa "người trong một nước", và nghe đâu từ thời cụ Phan Bội Châu với cụ Phan Châu Trinh khởi xướng phong trào Đông Du, Duy Tân thì dân mình mới dùng hai chữ đồng bào này nhiều hơn, với nghĩa rộng hơn (theo AnhMỹ Trần). Từ đó trở đi, "đồng bào" ngày càng được mọi người dùng nhiều hơn, liên hệ với truyền thuyết Trăm trứng - Trăm con, "đồng bào" trở thành một sợi dây đoàn kết dân tộc thiêng liêng giúp cho dân ta vượt qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt với Pháp và với Mỹ (Chiến tranh Việt Nam).

Ở trong nước thì "đồng bào" nối liền các dân tộc lại với nhau.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!


Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng!


Ra nước ngoài thì "đồng bào" gắn bó mọi người dân Việt/gốc-Việt lại với nhau.

Ôi, đồng bào ơi, hai chữ đồng bào thật đẹp và tuyệt vời làm sao!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Flan, một cái bánh, ôi quá nhiều cái tên!

Những mẩu chuyện Phá chấp

Chỉ một chữ "Thương"

Giác ngộ toán học

Nhân Duyên Nghiệp Quả

Tính tương đối & trí tuệ về tính Bình đẳng

12:00 am / 12:00 pm ??!

Spirorus, the structure of spacetime ;)

Các tầng Ý nghĩa của các con Số

Một giấc mơ thú vị & những ý nghĩa sâu sắc