3 chặng đúng-sai
Có người cho rằng đúng-sai là phải tuyệt đối, "đúng" là đúng "sai" là sai không thể nhập nhằng được. Có kẻ lại bảo đúng-sai chỉ có thể là tương đối, "đúng" với người này mà "sai" với người kia, "đúng" trong hoàn cảnh này mà "sai" trong hoàn cảnh khác, v.v. Thấy bà con tranh luận đúng-sai loạn quá, mấy ông đạo lại đề ra chữ "không" tức "chẳng đúng chẳng sai" để phá cái chấp vào 2 thái cực đó. Nhưng đa phần người ta lại chẳng phá được chấp mà còn lấy chữ "không" đó làm một thái cực khác để bám chấp vào, cho rằng mọi thứ đều " không chứ chẳng có !", tức là hiểu theo nghĩa nhị nguyên, tức cái "không" đối lập với cái "có". Cái "chấp không" này còn nguy hiểm hơn "chấp có", bởi nó làm cho đầu óc điên đảo, hành xử loạn xạ, cuộc sống mất định hướng. Ấy thế mà có luận sư bên xứ Ấn (Long Thọ) còn muốn phá cả "chấp có" lẫn "chấp không"...