Số là hồi ở Nhật, mình rất hay ăn cái món プリン (purin) mà mình gọi là bánh flăn , bạn mình gọi là caramen , ghi tiếng Anh lại là pudding . Hôm nay tình cờ tìm ra trang Wikipedia tiếng Nhật về プリン thì thấy có quá nhiều cái tên. Ngay cả trong cùng tiếng Anh(Mỹ), cũng có 2 cái tên là crème caramel và flan ! Hai cái tên trong tiếng Việt (nam: flăn, bắc: caramen) cũng lấy từ 2 cái này ra, nhưng có lẽ từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó, tiếng Anh nói chung còn gọi nó là custard pudding . Chữ プリン (purin) trong tiếng Nhật thì lấy từ chữ pudding này ra, nhưng hơi bị lắt léo một chút: Púd-ding → Pú-di-N → Pú-ri-N! Nếu chỉ nhìn mặt chữ プリン thì dễ tưởng rằng nó phiên âm cho "prin" (pừ-Ri-n) hay "plin" (pừ-Li-n) theo cách thông thường, nhưng không phải vậy! Người Nhật đọc chữ này nhấn âm đầu /Pú/ nên chữ "ri" trong âm thứ hai nghe rất giống /di/ (một lối phiên âm rất hiếm gặp trong hệ thống phiên âm Katakana), và âm cuối "n" đọc giọng mũi /N/ rất giống /ng/
1. Núi chẳng dời thì ta dời! Một ngày nọ đám đệ tử ham thích thần thông hỏi sư phụ: - Đệ tử: Thầy ơi, thầy chỉ tụi con thuật di sơn đảo hải (dời non lấp biển) đi. - Sư phụ: Được, vậy các con hãy đứng đây, chú tâm nhìn vào ngọn núi đằng kia... Thầy sẽ làm cho nó xích lại gần ta. Đám đệ tử tập trung dòm núi suốt 3 ngày 3 đêm mà chẳng thấy có tác dụng gì cả,... khi thấy sư phụ từ trong nhà thong thả đi ra thì liền nhao nhao lên: - Đệ tử: Thầy ơi, sao chẳng thấy ngọn núi đó động đậy gì cả vậy? - Sư phụ: Vô dụng, vô dụng! Các con tu tập bao lâu rồi mà vẫn còn chấp cái ngọn núi!?! - Đệ tử: Dạ chúng con không hiểu ạ. - Sư phụ: Vậy thì đi theo ta, ta sẽ chỉ cho thấy. Sau khi dẫn đám đệ tử cố chấp đến chân núi, sư phụ dừng lại bảo: - Sư phụ: Các con đã thấy núi xích lại gần ta chưa? - Đệ tử: Dạ gần, nhưng đó là do Thầy đi đó chứ... - Sư phụ: Cố chấp, cố chấp! Chẳng phải là núi không thể dời đi, nhưng để dời nó đi một li phải tốn công gấp tỉ lần ta đi tới nó. Vậy sao cứ phải cố ch
Al-Khwarizmi , nhà bác học Ba Tư đã giác ngộ ra nghệ thuật tính toán bằng cách hoàn thiện (phục hồi) và cân bằng, là cha đẻ ra ngành "đại số" với các "thuật toán" căn bản của toán học, từ đại số tới lượng giác, từ thiên văn tới địa lý. Algebra (đại số) là cách nói trại từ "Al-Jabr" (الجبر), tức "Phục hồi / Hoàn thiện", là tên ngắn gọn của cuốn " Cẩm nang (Tóm tắt) về Tính toán bằng Hoàn thiện (Phục hồi) và Cân bằng " mà al-Khwarizmi đã viết vào khoảng năm 820. Algorithm (thuật toán) là cách nói trại từ chính tên nhà bác học "al-Khwarizmi", người tìm ra những kỹ thuật biến đổi đẳng thức cơ bản như "cộng thì chuyển vế đổi dấu, nhân thì chuyển vế nghịch đảo" mà chúng ta được học trong đại số từ thời phổ thông. Tính toán mà có liên quan gì tới "hoàn thiện, phục hồi, cân bằng"?! Quả thực tính toán ngày nay chỉ còn là những công thức rỗng ruột nên hầu hết chúng ta không còn biết và cảm nhận được nhữ
"3 thế kỷ một đời người" Tuổi Trẻ Online [tuoitre.vn] Đời cụ nhìn lại lúc nhỏ thì cố học, lúc trẻ thì cố làm, về già lại muốn có một cái gì đó để lại. “Nhưng rồi cuối cùng ta cũng chả để lại được cái gì đâu!”. Lần đầu, trong di chúc của mình cụ để lại cho cháu con tài sản dành dụm cả đời. Lần hai, khi tuổi đã quá già, cụ để lại những lẽ sống ở đời: cách đối xử với vợ con, anh em, hàng xóm, với quê hương, sông núi. [ ... ] Cuối cùng cụ gạt tất cả, chỉ để lại duy nhất một chữ “THƯƠNG” trong di chúc cuối cùng. Cái chữ mà cụ đã sống với nó qua ba thế kỷ mới “ngộ” ra. Người ta chỉ cần có một chữ “thương” trong lòng là đã đủ để đứng thẳng mà làm người... “Mấy ông bác sĩ cứ đến hỏi ta có bí quyết gì mà sống thọ dữ vậy? Rồi họ săm soi mãi cái chuyện ta ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ ra sao. Ta nói rằng ta cũng như mọi người bình thường thôi. Đói thì ăn, khát thì uống. Phận người dài bao nhiêu mà thèm khát nhiều hay kiêng cữ làm chi cho mắc khổ. Chỉ có điều ta chọn chữ thương, khôn
Các đồng hồ kim truyền thống đã để lại một hệ thống 12 giờ không phân biệt rõ ràng giữa sáng và chiều. Để làm rõ điều đó, người ta mới đặt ra 2 ký hiệu AM và PM: AM = ante meridiem = trước giữa trưa (before midday) = trước 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t < 12:00 trưa . PM = post meridiem = sau giữa trưa (after midday) = quá ngọ (after noon) = sau 12:00 trưa, tức viết theo công thức toán học là t > 12:00 trưa . Nhưng bản thân 2 ký hiệu này, AM với PM, là không đầy đủ và dễ gây hiểu lầm: Dòm sơ qua định nghĩa thì thấy ngay 1 chỗ thiếu: Thế giữa trưa , tức 12:00 trưa thì gọi là AM hay PM ? Rõ ràng, theo định nghĩa thì nó không phải AM, cũng chẳng phải PM , vì lúc đó t = 12:00 trưa thì " t < 12:00 trưa" sai mà " t > 12:00 trưa" cũng sai nốt. Suy nghĩ kỹ hơn thì còn thấy 1 chỗ thiếu nữa, đó là giữa đêm , tức 00:00 khuya (hay theo thông lệ, vẫn gọi 12:00 khuya ) thì gọi là AM hay PM ? Nó là giao điểm giữa ngày trước và ngày s
After a long time looking deep into the structure of spacetime and after many times turning things inside-out and outside-in, tonight I came to the following conclusion. Spirorus (spiral torus or torus spiral) is the structure of space-time: Your particles move forward or my waves spread outward or we just turn around, there's no difference ! A spiral torus and a torus spiral are just 2 sides of the same structure which I call " spirorus " (pl. spirori) as illustrated by the pictures below: And as the spirorus turns around... we can see both things going upward (forward in space & time) and things spreading outward! So just depends on the choice of "self", one apears to move in different spacetimes (some ones call "multiple universes") while actually every one just moves around the same Universe. If your self is in a time line ( world line ) orthogonal to my self's time line (world line) then your advance in time will be my mot
Không rõ là mình đang làm toán hay làm gì đó mà cần biến đổi phép cộng thành phép nhân “a 2 + b 2 = ?(a·b)”... Mình đang đi chơi hay cắm trại gì đó với các bạn trong lớp nên sẵn tiện hỏi luôn xem ai nhớ không, chứ mình thì chỉ nhớ mang máng là có quan hệ đó vì “a 2 , b 2 , và a·b đều bậc 2 nên chắc chắn phải có quan hệ với nhau, hình như đâu đó trong các đẳng thức đáng nhớ?!” Đi chơi cùng các bạn chuyên toán, có cả những bạn chuyên toán từ lớp 4, nên mình tranh thủ khi ghé vào quán nước thì hỏi, nhưng ai cũng lắc đầu. Đa số bạn thì cho rằng “mấy cái đó học từ hồi nhỏ rồi, giờ đâu có dùng đâu mà nhớ làm chi!” Nhưng cũng có bạn ủng hộ mình, nhiệt tình nhớ lại xem sao mà cũng chẳng nhớ ra. Có bạn lại bảo “hình như có chia cho c gì nữa đó” thì mình nghĩ “tào lao, đó là lộn qua công thức nghiệm phương trình bậc 2 rồi, Δ = (...)/(4a·c), chứ ở đây chỉ có a, b, làm gì có c đâu mà chia!” Rồi đến tối, hình như là cắm trại hay chơi ngoài sân của khách sạn nơi cả trường mình nghỉ mát, nê
Lâu lâu 2 ông cụ nhà mình mới có dịp gặp nhau, ấy thế mà nói được vài câu là đã mâu thuẫn rồi: Ô.Ngoại: Tôi đi được 3 mét rồi ông mới đi được có 1 mét. Sao ông đi chậm vậy?! Ô.Nội: Mỗi bước tôi đi được 3 tấc còn ông mỗi bước chỉ được có 1 tấc. Sao ông bước ngắn thế?! Ô.Ngoại: Tôi bước ngắn nhưng mà nhanh, ông so từng bước thế sao được?! Trong lúc ông bước được một bước 3 tấc của ông thì tôi đã bước được 9 bước, tức là 9 tấc rồi. Rốt cuộc tôi vẫn hơn! 😃 Ô.Nội: Đó chỉ là số đo bên ngoài thôi! Mình phải biết tiết kiệm sức chứ: Này nhé, tôi bước dài và chậm còn ông bước ngắn và nhanh nên một bước của tôi cũng tốn sức bằng với một bước của ông thôi. Nếu như trong một chuyến đi, nếu mình đủ sức cho 1000 bước, thì ông đi được 100 mét đã mệt, còn tôi đi được tới 300 mét mới mệt. 🙂 ... Nói qua nói lại, ai cũng có cái hay riêng của người đó, nên rốt cuộc chẳng ai hơn ai. Ấy gọi là "tương đối" vậy. 😉 Như trên sơ đồ bên dưới, nếu đem vector ông Ngoại (OPs) và vector ông Nội (
"Nhân Duyên sanh", "Duyên khởi", "Nhân Quả", hay "Nghiệp lực" (Karma)[ * ] là quy luật vận hành của tâm thức con người nói riêng và của vạn vật trong vũ trụ nói chung. Quy luật đó được phát biểu rõ ràng nhứt trong Phật giáo nguyên thuỷ ở Ấn Độ, nhưng khi đi qua Trung Quốc thì chữ "duyên" đã bị dân gian "ăn cắp" ra thành một khái niệm rất xa rời chánh pháp, dùng như một từ hoa mỹ để nói về những thứ "tiền định" hay "trời định" như trong các từ "duyên phận", "duyên số" mà chúng ta thường gặp. Vậy chúng ta nên phân biệt chữ "duyên" trong dân gian với chữ "Duyên" trong chánh pháp của Phật . Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả & Luân hồi Vòng Luân hồi của Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả-Nhân-Duyên-Nghiệp... Như cuộc đời của một cây cam, khi hạt cam (Nhân) được gieo xuống đất ẩm (Duyên) thì nó nẩy mầm phát triển thành cây cam (Nghiệp) để khi lớn lên tới mùa trổ bông nó kết trái thành trái
Khi nói tới “con số” thì hầu hết chúng ta chỉ nghĩ tới “số lượng”, như “5 cái”, hay số thứ tự như “thứ tư (4 th )”, nhưng đó chỉ là lớp ý nghĩa rất mỏng ngoài cùng của các con số mà thôi. Bên trong mỗi con số chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa thâm sâu mà có thể nói hoài không hết. Từ Tử vi lý số, Thần toán học, cho tới lô Đề, từ học giả hàn lâm tới người bình dân, có nhiều trường phái và nhiều cách thức để nghiên cứu về ý nghĩa của các con số. Nhưng chưa cần đụng tới những ý nghĩa thâm sâu huyền bí đó, ngay trong cuộc sống thường ngày thì một con số ghi trong tài khoản ngân hàng của bạn thôi cũng đủ có ý nghĩa hết sức to lớn với với bạn rồi. Những ý nghĩa đó có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người đến độ chỉ cần một chữ số thay đổi thôi cũng đủ làm người ta sung sướng tột độ hay ngược lại cũng có thể giết chết nhiều người. Thế nên mới sanh ra những nghề chuyên theo dõi và dự đoán các con số đó. Còn trong thi đấu thể thao thì người ta dành cả đời người để thay đổi vài chữ số lẻ t
Nhận xét