Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2021

Con đường Giải thoát dành cho ai?

Hình ảnh
"Anh gặp người ta đừng có nói chuyện giải thoát, họ chẳng biết giải thoát là gì đâu!" Lâu lâu mình lại nhớ tới lời nhắc nhở này của em gái. Giải thoát hẳn không phải là con đường dành cho mọi người. Người không biết khổ thì không có gì để giải thoát, vì họ như "chuột sa hũ nếp", họ buộc phải ăn hết mớ "gạo nếp" dẻo thơm kia cái đã. Người biết khổ là có duyên với giải thoát, nhưng nếu chưa biết tại sao mình khổ thì còn rất khó chấp nhận con đường giải thoát. Với họ, con đường họ đã chọn là luôn đúng, là chắc chắn sẽ dẫn tới sung sướng, hạnh phúc, còn những điều khổ sở kia đều do người ta mang tới, hay cùng lắm (nếu không đổ lỗi được cho ai) thì do "ông Trời" đày đoạ họ. Và nếu thấy khổ quá, họ thường nghĩ "chết là giải thoát". Người biết khổ và biết nguyên nhân của khổ rồi (thường chỉ mới biết 1 phần đau khổ và những nguyên nhân nông cạn thôi) thì đã muốn bước trên con đường giải thoát, nhưng nếu chưa được nếm mùi giải thoát thì h...

Vòng xoắn ôc Nói - Không nói

Hình ảnh
Không nói vì không biết gì để nói; Nói vì mới biết chút đỉnh, vì thấy nó hay, tục gọi là "thùng rỗng kêu to"; Không nói vì thấy cái biết của mình còn chưa tới đâu, cần quay vô tìm hiểu cho biết đầy đủ hơn; Nói vì thấy mình đã biết đầy đủ; Không nói vì nói ra người ta chẳng hiểu (mới biết đủ về mình mà chưa biết đủ về người khác); Nói vì đã biết đủ về mình lẫn về người, nói đúng cái người ta cần nghe và đúng những điều người ta có thể hiểu được; Không nói mà người vẫn hiểu, đạo gọi là "dĩ tâm truyền tâm". Trong đó, 4 bậc đầu được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger .

Cho = Nhận

Hình ảnh
Nếu làm việc giúp người mà được tự nhiên như nước chảy từ trên cao xuống thấp, như hơi nước bốc từ dưới thấp lên cao, như biển nổi sóng khi gặp gió, như nước sôi lên khi gặp lửa, thì chẳng còn ai là người (nhận) được giúp và cũng chẳng có ai là người (cho) giúp đỡ cả. Bởi biển nổi sóng khi gặp gió là gió giúp biển làm sóng hay biển giúp gió giải toả những dồn nén bên trong?! Ngay trong lúc ta cho ra cái này thì đã nhận lại cái khác rồi, nhưng thường ta chỉ thấy có một chiều! Bố thí mà không có người bố thí cũng không có người được bố thí, ấy mới thực sự là bố thí . Bằng không thì chúng ta đang cho vay nặng lãi chứ chẳng phải bố thí. Bởi cho đi 1 đồng, làm giúp 1 công mà cả đời cứ mỗi lần khó chịu, mỗi lần gặp khó khăn thì tâm mình nó lại nhảy ra "đòi nợ": "Mình đã giúp người này thế này, sao ko thấy họ tốt hơn nhỉ?", "Mình đã cho người ta nhiều thứ, sao lúc này không ai giúp đỡ mình nhỉ?" Rốt cuộc thì cho ra 1 lần mà đòi nợ cả một đời, nên cứ trôi ...