Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2024

Cái đích là chân trời

Hình ảnh
Hai thầy trò sau một tuần thưởng thức phong cảnh hữu tình ở núi Cực Lạc thì sáng ra thầy lại giục trò lên đường đi tiếp. - Đi thôi con, đừng để mình chìm đắm vào chỗ này. - Ủa, chẳng phải chúng ta đã tới đích rồi sao?! Đi bao nhiêu lâu, mất bao sức lực, mồ hồi và cả máu mới tới được đích... không hưởng thành quả mà còn đi đâu nữa thầy?! - Ta đã cho con hưởng thụ cả tuần qua rồi đó thôi, nếu con thấy chưa đủ thì cứ ở lại hưởng thụ đi, thầy đi một mình. - Vấn đề không phải là hưởng thụ, con theo thầy là để tới chỗ giải thoát chứ không phải để hưởng thụ. Nếu thích hưởng thụ thì còn đã ở lại trong đời rồi, có bao nhiêu thú vui ở đó chứ theo thầy lên núi chi cho mệt vậy?! - Nếu còn muốn giải thoát thì theo ta đi tiếp. - Nhưng tại sao phải đi tiếp khi chúng ta đã tới được đích giải thoát? - Đây không phải là đích. - Rõ ràng hồi ở trong thành phố, khi con hỏi “đi đâu để tìm được tự do” thì thầy đã chỉ tay về phía ngọn núi này mà. - Lúc đó trong thành phố bị nhà cửa che khuất tầm mắt ...

Cảm = Bệnh = Pathos; Đam mê = Đau khổ = Passion

Hình ảnh
Cảm = Bệnh = Pathos Hôm qua trên đường về nhà, mình nghĩ về “thần giao cách cảm” nhưng bỗng khựng lại ở từ “telepathy”. Mình bảo “chắc mình nhớ lộn rồi, phải là tele-gì-đó chứ không thể là ‘tele-pathy’ được vì ‘-pathy’ nghĩa là ‘bệnh’ mà!” Hôm nay tra lại thì thấy đúng “telepathy” = “thần giao cách cảm”, và đúng “-pathy” = “cảm” lẫn “bệnh”: Cảm: sympathy (thông cảm), empathy (đồng cảm), apathy (vô cảm), antipathy (ác cảm), telepathy (thần giao cách cảm) Bệnh: psychopathy (bệnh tâm thần), pathogen (mầm bệnh), pathology (bệnh lý học), và cả đống thuật ngữ y học về bệnh với “-pathy” hay “patho-” Vậy thì mấy đứa bệnh tâm thần như mình thực ra cũng là những kẻ cảm nhận sâu sắc về tâm thần 🤪, và ai có khả năng thần giao cách cảm thì chẳng qua cũng chỉ là bị bịnh từ xa, bịnh cảm giác từ xa mà thôi. Cái gốc “-pathy” trong tiếng Anh là từ gốc “pathos” trong tiếng La Mã cổ đại vốn có cả 2 nghĩa “cảm nhận” và “đau khổ”. Kẻ nào có nhiều cảm nhận cũng là kẻ chịu nhiều đau khổ... từ ngàn x...