Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Thinking styles: Visual vs Abstract vs Verbal vs Logic vs Connective vs Kinesthetic etc.

Hình ảnh
I’ve been surprised so much watching a clip about “aphantasia” saying “your mind is blind” just because a picture does not pop up in your mind when you think of something. I’ve always considered myself a " visual thinker ", though! Most of my thoughts are in “visual” form, or at least non-verbal form. I can imagine any shape, 2D, 3D, even 4D, not only in static but usually in dynamic state, let them move, transform, etc. But as I close my eyes, I see nothing but a black screen! It’s much harder for me to imagine things eyes closed than when eyes open. If I try a lot (when eyes close)… I can imagine some simple things but very flickering. So with eyes closed, I’m near “aphantasic”, and with eyes open, I’m “hypophantasic”, while I spend all of my life thinking with visualization instead of saying internal monologues. Where’s the root of that “contradiction”? It lies in the abstractness of my "mental image" and the “low resolution” of my mental screen. It’s a tra

Đa nhân cách & Tự kỷ

Hình ảnh
Mình viết bài này kỷ niệm sự kiện phiên toà của Jeni Haynes ở Úc thành công, phiên toà đầu tiên trên thế giới chấp nhận lời khai của các nhân cách khác nhau của cùng một người. 33 nhân cách trong hơn 2500 nhân cách của Jeni Haynes đã đưa người đã ngược đãi, lạm dụng và hãm hiếp cô suốt tuổi thơ ra công lý. Ở đây, mình xin chia sẻ về hai "chứng bệnh" hay bị hiểu lầm là "đa nhân cách" (phần 1) và "tự kỷ" (phần 2) cùng với những khả năng siêu việt tiềm ẩn của họ (phần 3). Tranh sơn acrylic “Multiple Personalities” của Oghale Thomas Agboge 1. Đa nhân cách và phổ phân ly Khác với những ấn tượng xấu do phim ảnh tạo nên về "đa nhân cách" như "bạo lực" hay "nguy hiểm cho xã hội", ngược lại chính những người "đa nhân cách" mới là nạn nhân của bạo lực từ nhỏ và lớn lên họ dễ gặp nguy hiểm khi chuyển đổi giữa các nhân cách khác nhau. Thời trẻ thơ, tâm hồn con người rất mỏng manh, khi bị chấn thương tâm lý (do bạo lực, lạ

Các cơ chế "tránh né nỗi đau"

Hình ảnh
Thành thật với nỗi đau của mình, đó chính là thứ làm cho tôi bất khả chiến bại. – Nayyirah Waheed Cái "đầu óc lươn lẹo" này có nhiều cách "tự gạt mình" để tránh né nỗi đau của chính mình, nhưng cả thảy đều để lại hậu quả xấu lâu dài:  Chối bỏ nỗi đau (denial): Việc cho rằng "tôi không đau", hay "tôi không có vấn đề" giống như tự bịt mắt mình lại khi thấy mình đang lao xuống vực sâu vậy. Đây là cơ chế tự vệ thông dụng nhất, mà cũng vô dụng nhất, vì mọi ảnh hưởng xấu của nỗi đau không những không mất đi mà còn bị làm cho tệ hại hơn vì sự "không thấy đường đi" của mình. Tìm sự thay thế (replacement): Cũng thông dụng không kém, đó là tìm những thứ vui thú, dục lạc, đam mê khác để hòng lấp đi nỗi đau và cái "lỗ hổng" ở trong lòng mình. Nhưng tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa, hậu quả của việc mình bị cuốn, bị nghiện vào những thứ thay thế đó còn làm cả đời mình lụn bại. Đè nén nỗi đau (suppression): Người mạnh mẽ hơ

Căn bản, gốc rễ, cội nguồn

Hình ảnh
Muốn xây nhà vững chãi, ta phải có nền móng chắc chắn, muốn học giỏi, ta phải nắm được kiến thức căn bản , muốn giải quyết triệt để, ta phải tìm được gốc rễ của vấn đề, muốn phát triển bền vững, ta phải biết rõ cội nguồn của mình. Chúng ta thường hình dung cái căn bản, cái nguồn ngốc đó như một điểm mà từ đó chia ra thành cành, nhánh lớn, nhánh nhỏ, và cuối cùng tới lá là những thứ cụ thể mà ta trực tiếp thấy, gặp, tiếp xúc trong đời. Nhưng thực ra cái điểm chung đó chỉ mới là " gốc " chứ chưa phải là " rễ ", mới là " nền " mà chưa tới " móng ", mới là " cội " mà chưa tới " nguồn ". Vì bộ rễ bị ẩn dưới đất nên ta thường chẳng thấy nó cụ thể ra sao và chỉ gọi chung "gốc rễ" như một cụm. Thực ra, cũng như cành nhánh ở trên được tẻ ra từ gốc, bộ rễ cũng có nhiều nhánh tẻ ra từ gốc cây ngầm bên dưới mặt đất. Cành nhánh trên tán lá vươn ra tới đâu thì những nhánh rễ dưới đất cũng phải vươn ra đới đó và còn