Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

3 cấp độ Định

Hình ảnh
Khi nói tới "định", ta thường nghĩ tới sự tập trung tư tưởng, như trạng thái tâm đạt được thông qua thực hành thiền chỉ ( śamatha , concentration meditation). Nhưng ở đây mình dùng chữ "định" ( samādhi ) để nói tới trạng thái tâm cân bằng ("xả", equanimity ), mềm dẻo, trong sáng, vững chắc trước mọi hoàn cảnh, giống như tâm đạt được nhờ thực hành Tứ thần túc . Nếu thiền chỉ ( śamatha ) tương đương với cấp đầu tiên "tĩnh định", thì 2 cấp sau "động định" và "thức định" là khả năng định tâm cần thiết để thiền quán ( vipassanā ) nhằm phát huy trí tuệ sáng suốt trong cuộc sống hằng ngày . Tĩnh định (định vào cái tĩnh, absorption into the static, ◯): Đầu tiên là định tâm vào một đối tượng tĩnh, như hình vẽ, vòng tròn, quang cảnh, một điểm trên cơ thể, v.v. Đây là cách nhiếp tâm, trói tâm vào một đối tượng tĩnh để cho nó yên lặng lại, và thường được áp dụng cho người mới tập thiền. Kế tiếp, hành giả ngồi thiền hoặc

Chữ Quốc ngữ & chữ Nôm

Hình ảnh
« 倅 𢞅 㗂 越 㗂 圭 茄 » “Tôi yêu tiếng Việt tiếng quê nhà !” Thuở nhỏ mình thấy ngài Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) được tôn vinh như cha đẻ của chữ quốc ngữ (chữ QN) thì cứ nghĩ rằng nó được sáng tạo hoàn toàn bởi một người Pháp. Nhưng sau này khi nghiên cứu và thảo luận với các bậc cao Nôm ở Viện Việt Học thì mình mới được biết rằng đó là công sức tập thể của cả những cố đạo phương Tây (Bồ-Pháp) lẫn nhiều người Việt. Nhưng danh tính của những người Việt đó thì chẳng được ai biết tới. Hôm nay mình viết bài này hòng dung hòa giữa 2 cực đoan: Có người vinh danh chữ QN mà lại cố tình lờ đi chữ Nôm (𡨸 喃), một sáng tạo độc đáo của dân tộc; Có người lại bảo chữ QN là chữ của bọn xâm lăng! Nhận xét Chữ Nôm đã được sáng tạo và phát triển cả ngàn năm trước chữ QN với nhiều tác phẩm và tinh hoa của dân tộc. Tuy nhiên, cũng như chữ Hán, chữ Nôm khó học hơn nhiều so với chữ QN, và đó là rào cản lớn cho những ai muốn tiếp cận di sản khổng lồ này. Tuy nhiên, bước sang thiên niên kỷ thứ 3 này, việ

Giáo dục ở thời đại “trên mây”

Hình ảnh
Nhân ngày Nhà giáo VN, mình xin chia sẻ vài điều tâm huyết về giáo dục: Không thầy đố mày làm nên, nhưng học thầy không tày học bạn. Học trong sách không thể bằng học thực tế, học trong trường không thể bằng học ở nhà và học ngoài xã hội. Và quan trọng hơn hết chính là... ** tự học **. Vậy "tự học" là gì? Có phải là 1 loại kiến thức? Rõ ràng là không! Có phải là 1 loại kỹ năng? Phải, nhưng chưa đủ. Quan trọng nhứt, đó là 1 ** thái độ ** cốt yếu của người học. Tháp Giáo dục Học hình thức (công thức, điểm số, v.v.) không bằng học kiến thức , học kiến thức không bằng học kỹ năng , và học kỹ năng không bằng học thái độ (tinh thần, ý thức, tư duy). Vì sao? Vì thái độ tốt mới sinh ra kỹ năng và kiến thức tốt, kỹ năng & kiến thức tốt mới sinh ra hình thức tốt **thực sự**. Vì thế, tuy ai cũng bắt đầu từ cái dễ là học hình thức (copy, bắt chước), nhưng đừng quên qua đó mà rút ra kiến thức của mình; có kiến thức rồi đừng quên rèn luyện cho nó thành kỹ năng (phản xạ,

Nếu tôi còn sống thì tôi đã chết!

Hình ảnh
Bạn thử nghĩ xem mệnh đề sau đây đúng hay sai: "Nếu tôi còn sống thì tôi đã chết" biết rằng "tôi còn sống" = ¬"tôi đã chết" ("¬" là "phủ định"). Chắc hẳn là nó phải sai , vì nó mâu thuẫn rành rành ra đó, đúng không nào?! Nhưng bạn thử nghĩ kỹ lại xem, có thay đổi quyết định không? 😉 . . . Này nhé, cứ chia ra 2 trường hợp cụ thể là ta sẽ rõ: Trường hợp thực sự tôi còn sống , tức giả thiết "tôi còn sống" là đúng và kết luận "tôi đã chết" là sai, nên câu suy luận "nếu... thì..." này rõ ràng sai (không hợp lý) rồi. Nhưng... Trường hợp thực sự tôi đã chết rồi , tức giả thiết đã sai thì bạn muốn kết luận thế nào cũng được. Lúc đó bạn nói thế nào cũng đều đúng (hợp lý) cả! Có thể bạn hơi khó hiểu điều này, vì câu nói trên quá nghịch lý, nhưng hãy xem những câu sau thì rõ: "Nếu có dư tiền, tôi sẽ cho người nghèo!" hay "Nếu có đủ quyền lực, tôi sẽ cứu cả Thế giới!" Những

Khai Si Đắc Trí

Hình ảnh
Si (痴) là bệnh (疒) lấp che cái biết (知) Biết người, biết vật, biết chính ta; Mở cho ánh sáng (日) xuyên qua, Hiển bày trí huệ (智慧), ấy là minh tâm.

Hiệu ứng Quan sát trên Thân & Tâm con người

Hình ảnh
Trong vật lý Lượng tử có một hiện tượng kỳ lạ là “hễ một vật bị quan sát thì nó sẽ thay đổi hành vi của nó”: Hễ một hạt cơ bản không bị quan sát thì, cũng giống như một người chạy xe không có CSGT và không bị ai dòm ngó, nó sẽ “chẳng tuân theo các khuôn khổ” mà “bay nhảy khắp nơi”, chặn nó lại thì nó “chui ngầm”, mở 2 cánh cửa cho nó ra thì nó không ra theo 2 hàng thẳng lối mà “đi cả đôi đường”, thể hiện tính chất “sóng” của nó. Nhưng cứ hễ nó bị quan sát thì lập tức “đâu vào đấy”, bị nhốt thì ở yên 1 chỗ, mở bao nhiêu cửa thì đi đúng bấy nhiêu hàng thẳng lối, thể hiện tính chất “hạt” của nó. Khi đó, các bác ở Copenhagen bảo rằng “việc quan sát đã làm sụp đổ hàm sóng!” Hiệu ứng quan sát (observer effect) đó không chỉ có trong thế giới Lượng tử, mình đã thấy hiệu ứng này và dùng pháp quan sát (#thiền quán) để giải quyết nhiều vấn đề trên chính tâm thức và thân thể của mình từ lâu. Mình cũng thường hay chia sẻ với các bạn thiền và được chia sẻ lại những kinh nghiệm tương tự. Nh