Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2004

Chú Bé

Chú Bé Giữa khu phố xa hoa người đông đảo, chú bé nào một mình đứng lẻ loi, lòng mong mỏi tới mẹ cha thương nhớ, chú trông chờ, từng ngày tháng dần qua... Hình như đã ba năm lạc lõng, chú chờ mong, ngày nối tiếp ngày, để hôm nay, chợt nhìn thấy mẹ, lại chỉ là hình bóng trong mơ... Trong mơ chú nhìn thấy bố; trong mơ chú nghe giọng mẹ; trong mơ chú mặc áo mới; múa ca vui đùa với em... Nhưng mãi là mơ mộng Giờ vẫn sống bơ vơ. Em sẽ là vần thơ luôn nhắc nhở mọi người!

Mẹ Hậu Giang

Mẹ Hậu Giang   Mẹ Hậu Giang quen đời lầm than, mặc ai danh lợi không màng, là mẹ Hậ Giang. Nhà lá trước ngó phía sông, đằng sau xanh um ruộng đồng. Vạt áo thắm thiết gió sương, đời nghèo mà giàu tình thương. Mẹ Hậu Giang không nề nguy nan. Từ khi binh lửa làn tràn vào vùng Hậu Giang, từng đêm đau thương chia lìa, đàn con ra đi không dzìa. Mẹ thương con, thương tất cả, đứa này thương như đứa kia. Nhớ, nhớ năm xưa, mẹ tắm nắng gội mưa, đêm đêm ngất cao hận thù, mẹ hiền nuôi con giải phóng trong nôi cách mạng Mùa thu. Nôi hỡi, nôi hời, hỡi ru... Rồi suốt mấy năm nay, mẹ nuốt đắng ngậm cay, nhìn dòng Hậu Giang chìm đắm, không cam khúc nhôi đoạn trường, mẹ chèo ghe đêm vượt tuyến, đưa đi lũ lượt người thương.... Thương hỡi thương hời, nhớ thương... Mẹ Hậu Giang âm thầm quày về Hậu Giang, chèo chống thêm cảnh ly tan. Tình mẹ Hậu Giang ngày xưa thương con đưa đò, ngày nay thương con đưa đò, lòng mẹ bao la bốn biển,

Nông dân có khác !

  Trái "bom" ... dưa hấu Trong cuộc đua ô tô chặng Saint Petersburg - Tiphliso năm 1924, nông dân vùng Kavkaz đã hoan hô những chiếc ô tô đi ngang qua bằng cách ném cho các nhà thể thao nào là lê, táo, dưa hấu, dưa gang. Kết quả là chúng làm bẹp, làm thủng vỡ cả hòm xe, còn những quả táo thì làm các tay đua bị thương nặng. ... Chỉ cần một vài tính toán vật lý đơn giản về vận tốc quán tính và năng lượng (theo vận tốc và khối lượng), bạn cũng có thể thấy những quả dưa hấu đã trở thành những quả bom, còn những quả táo lại là những viên đạn... ! (Theo Vật Lý Vui )

Sviatogo - Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển (ngu như kẻ đòi "cắn mũi của mình" !)

  Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết? Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình... Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”. "Chàng Sviatogo xuống ngựa, Hai tay nắm lấy quai, Nhấc lên quá đầu gối, Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối. Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra. Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được. Và cuộc đời của chàng đến đây là hết". Giá mà Sviatogo biết rõ định

Bất mãn chế độ

Hic, còn đâu là tổ quốc thân yêu, là quê hương yêu dấu... ??? Tôi thương con người VN, quê hương xứ sở bao nhiêu thì tôi càng thấy bất mãn bấy nhiêu.... - Quy chế mới về biểu diễn nghệ thuật - Một nhóm cảnh sát cơ động chặn xe, đánh người ... Bất mãn quá, không nói nên lời !

Thương Quá Miền Tây

Thương Quá Miền Tây   Thương người Miền Tây đang trong cuộc dựng xây... quê hương thanh bình giàu đẹp cho đến hôm nay. Sóng Miền Tây, ôi cơn gió Miền Tây, xa xăm chân trời dzìa gợi bao nhớ thương... Thương sao, thương những con đò chiều chiều sang sông, thương sao, thương những cánh đồng là đồng mênh mông, cò bay thẳng cánh.... sông ngòi chằng chịt mang theo phù sa triễu nặng.   Vẳng nghe gió thổi bên chiều, Làm ta cứ tưởng sáo diều đâu đây; Xa xa khói tựa làn mây, Nhà tranh vách lá, tứ vây ruộng đồng.   Ôi nhịp cầu tre đưa đến một miền quê xanh um miệt vườn, hàng dừa che bóng quanh năm; Áo bà ba, ôi chiếc áo bà ba đơn sơ quê mình mà nhìn sao dễ thương. Thương cô thôn nữ chân tình chèo đò đêm trăng, thương em bé nhỏ quê mình đùa nghịch bên sông. Đò ngang với xuồng ba lá, mẹ già còn chèo trên sông, tình thương trĩu nặng.   Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều, Lòng ta sống lại ít nhiều quê hương, Quê hương thắm đượm tình thương... (Tình thương) Miền Tây nước lũ m

Chu kỳ tình cảm của đàn ông

VnExpress - Chu kỳ tình cảm của đàn ông - Tình cảm của đàn ông đàn hồi theo quy luật - đàn ông chỉ nói khi có lý do và cũng không có nhu cầu nói chuyện với vợ nhiều lắm. Thể hiện tình cảm bằng ngôn ngữ không phải là thế mạnh của họ. Đàn ông cần nhất được chấp nhận như anh ta vốn có. - Họ đẩy quan hệ vợ chồng đến chỗ khó có thể chịu đựng được nhau. Thực ra, chỉ vì họ đã ở bên nhau quá nhiều.... Biết được điều này, phái đẹp có thể tìm được cách co giãn hợp lý, đồng điệu với chu kỳ của chàng, và như thế, hôn nhân sẽ bền vững mãi mãi.

Vấn đề tiếng Việt trên BLogger...

  Gần đây, BLogger (chứ không phải CreatZyNotes) có nhiều lần nâng cấp dịch vụ, trong đó, có việc đưa hộp soạn thảo WYSIWYG (what-you-see-is-what-you-get) với nhiều tính năng soạn thảo trực quan vào phục vụ. Với hộp soạn thảo mới này, bạn có thể sử dụng các công cụ định dạng văn bản theo kiểu "thấy gì được nấy".   Tuy nhiên, không biết do một vài bug (lỗi nhỏ) nào đó trong hộp soạn thao WYSIWYG mà font mặc định khi soạn thảo của hộp này lại không phải là font quốc tế nên  "tạm thời" không thể hiện  được tiếng Việt. Tạm thời ở đây có nghĩa là nếu bạn chủ động chỉnh lại font soạn thảo trên thực đơn kéo xuống ở phía trên bên trái hộp soạn thảo (loại trừ 3 font Georgia, Trebuchet, và Webdings) thì tiếng Việt lại được thể hiện một cách bình thường. Hơn nữa, cho dù bạn không chỉnh lại font trong hộp soạn thảo thì khi xuất bản (publish) lên trang web, chức năng định dạng của CreatZyNotes cũng định dạng lại mọi chữ với font Times nên cũng không có vấn đề gì trong việc thể h

9 điều để thấy cuộc đời đáng sống

1) Đừng xem trọng bề ngoài vì nó có thể đánh lừa bạn.Đừng xem trọng sự giàu sang vì nó có thể mất dần.Hãy đến với người biết làm bạn cười , vì chỉ có nụ cười mới biến ngày buồn thành vui.Chúc bạn tìm được người như thế. 2) Có những lúc trong cuộc đời , bạn nhớ một người đến nỗi chỉ muốn kéo người ấy ra khỏi giấc mơ để ôm chặt lấy.Chúc bạn có được người ấy. 3) Hãy đến nơi bạn thích , hãy trở thành người mà bạn muốn.Bởi lẽ, bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để thực hiện tất cả những gì mong mỏi .Chúc bạn có lòng can đảm. 4) Chúc bạn có đủ hạnh phúc để được dịu dàng , đủ từng trải để được mạnh mẽ, đủ nỗi buồn để biết cảm thông, đủ hy vọng để biết hạnh phúc. 5) Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cửa khác sẽ mở ra.Thường bạn sẽ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi không thấy cánh cửa đang mở ra.Chúc bạn biết mở cánh cửa của mình. 6) Người bạn tốt nhất là người có thể im lặng cùng bạn khi ngồi ngoài hiên, để rồi khi quay đi , bạn cảm thấy như vừa được trò chuyện thật

Chữ Nôm: văn hóa cổ truyền và thời đại thông tin

Chữ Nôm: văn hóa cổ truyền và thời đại thông tin : "Chữ Nôm ra đời đã tạo điều kiện cho nền văn hoá thành văn của dân tộc và tiếng Việt văn học hình thành và phát triển. Chữ Nôm hình thành và phát triển trong quá khứ thực sự đã trở thành công cụ không thể thiếu được cho nhiều thế hệ người Việt Nam diễn đạt tư tưởng và trí tuệ cũng như tình cảm trong nhiều tác phẩm thành văn của các thời đại trước. ... Tập thơ chữ Nôm đầu tiên là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thế kỉ 15. Tiếp sau đó là hàng loạt các tác phẩm diễn ca lịch sử như Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ 16), Việt sử diễn âm (thế kỉ 17) v.v.. Các tác phẩm truyện thơ và ngâm khúc liên tiếp xuất hiện trong các thế kỉ 17 cho tới tận đầu thế kỉ 20. Đỉnh cao văn học là Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm đều đã được viết bằng chữ Nôm. Các tác phẩm Nôm như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế

Tiếng Việt, Hán Việt, Chánh tả, .v.v.

Khảo tiếng Hán Việt : "Khi sáng tạo ra hệ thống chữ viết abc, các vị cố đạo không dùng lối viết "biểu ý" của chữ Hán (symbolic system) mà lại dùng hệ thống ký hiệu để "biểu âm", nghĩa là "nghe nói ra sao thì ký âm như vậy" (phonetic system), lấy giọng nói miền Bắc làm tiêu chuẩn để xác định giọng nói và cách viết chung cho cả nước. Chính vì vậy mà người miền Bắc không viết sai chánh tả nhiều như người miền Trung và miền Nam. "